Cây dược liệu Cây Thỏ ty tử, Tơ hồng - Cuscuta sinensis Lamk

Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng, sáng mắt. Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục, chống viêm, an thần...

1. Hình ảnh mô tả Cây Thỏ ty tử, Tơ hồng - Cuscuta sinensis Lamk thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).

Cây Thỏ ty tử, Tơ hồng (Cuscuta sinensis)

Tên khoa học: Cuscuta sinensis Lamk. (Cuscuta hygrophilae Pears., c. hyalina Wight.), thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).

Tên gọi khác: cây tơ hồng, miễn từ, đậu ký sinh, hạt cây tơ hồng. 

Bộ phận dùng: hạt phơi hay sấy khô. 

Mô tả cây tơ hồng : Cây tơ hồng hay dây tơ hồng là một loại dây ký sinh cuốn trên các cây khác, thân thành sợi màu vàng hay đỏ nâu nhạt, không có lá. Lá biến thành vẩy, cây có rễ mút để hút các thức ăn từ cây chủ. Hoa ít thấy, hình cầu màu trắng nhạt, gần như không có cuống, tụ thành 10-20 hoa một. Quả hình cầu, chiều ngang rộng hơn chiều cao, rộng độ 3mm, nứt từ dưới lên. Hạt 2 đến 4, hình trứng, ỉình dẹt, dài chứng 2mm. 

Cây Thỏ ty tử, Tơ hồng

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Hạt. Hạt nhỏ, đen như hạt ngò rí, mẩy, chắc không mốc mọt là tốt.
Đây là hạt của quả cây dây tơ hồng xanh. Cây này thường mọc bám vào cây sim trên rừng (Rhodomyrtus tomemtosa wight, họ sim-Myrtaceae).

Cây của Trung Quốc có tên là Cuscuta japonica Choisy, Họ bìm bìm (Convolvulaceae)
Ta còn dùng cây dây tơ hồng vàng Cuscuta hygrophllae p, Họ bìm bìm (Convolvulaceae), thường hay bám vào cây cúc tần (Pluchea indica - họ cúc) cây này chưa thấy có quả. Ta chỉ dùng dây nấu cao đặc (1ml = 10g) để áo viên thuốc chống mốc.

Thành phần hóa học: Chất nhựa, một chất glucosid gọi là cuscutin.

Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, cay, tính ôn. Vào hai kinh can và thận.

Tác dụng: Bổ can thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, làm thuốc cường tráng, thu liễm.

Công dụng: Thận hư tính lạnh, liệt dương, di tinh, lưng gối đau nhức, tiếu tiện nhiều, đại tiện lỏng, đẻ non.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g.

Kiêng kỵ: thận hỏa, dễ cường dương, bí đại tiện không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung y:

- Rửa vào nước ấm cho sạch đất cát, tẩm rượu một đêm, phơi khô, giã dập, lại tẩm rượu, lại phơi, lại giã nát nhỏ.

- Tẩm rượu 4 - 5 ngày, đồ chín, phơi 4 - 5 lần, nghiền ra làm bánh, sấy khô lại nghiền ra bột hoặc phơi khô rồi lúc giả cho vào vài tờ giấy cùng giã thì dễ thành bột (Lý Thời Trân).

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Rửa sạch, loại bỏ hạt lép và tạp chất, phơi cho ráo, tẩm nước muối (1kg thỏ tỵ tử dùng 30g muối và 250ml nước), sao qua thấy nổ đều là được (thường dùng).

- Thỏ ty bánh: sau khi tẩm sao tán bột, trộn với bột gạo nếp (đồng lượng) in thành bánh.
Bảo quản: Dễ mốc nên cần để nơi khô ráo, kín.

3. Chú thích: theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GSTS Đỗ Tất Lợi

Nhân dân ta ít dùng hạt hoặc nếu dùng hạt thì nhập của Trung Quốc, mà dùng cả dây hái về phơi khô sắc uống làm thuốc bổ, chữa di mộng tinh hoặc chữa bệnh lở sài (gourme) của trẻ con.

Ngoài hạt cây tơ hồng nói trên, tại Trung Quốc còn dùng một loại cây tơ hồng nữa gọi là đại thỏ ty tử Cuscuta japonica cùng họ và cùng một công dụng.

Việt Nam ta còn dùng dây và hạt một cây nữa cũng mang tên tơ hồng nhưng thuộc họ thực vật khác hẳn. Đó là cây Cassytha filiformis L. thuộc họ Long não (Lauraceae).

Đây là một loại dây leo, nhẵn, thân dạng sợi quấn vào nhau, màu xanh lục, không lá hoặc giảm thành vẩy, hoa nhỏ trắng, không cuống mọc thành bông dài 1.5-5cm. Quả hình cầu to bằng hạt tiêu, đựng trong một ống của bao hoa mẫm.

Toàn cây chứa một chất nhầy. Người ta thường giã nhỏ, trộn với vôi bột để trát thuyền. Trong cây còn chứa một ít laurotetanin.

Nhân dân dùng làm thuốc bổ, thuốc ho và thuốc lọc máu, chữa lậu, đắp các vết lở loét, chữa sốt.

4. Hình ảnh Hoa cây Tơ Hồng