Cây dược liệu cây Bách hợp hay Tỏi rừng - Lilium brownii

Theo Đông y, bách hợp có vị ngọt nhạt, tính mát, có công năng dưỡng âm nhuận phế, thanh tâm, an thần, giải độc, nhuận trạng, lợi đại tiểu tiện,… Thường dùng làm thuốc bổ, chữa ho, ho khan hoặc ho có đờm quánh, viêm phế quản, thần kinh suy nhược, mất ngủ,… Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.

1. Cây Bách hợp hay Tỏi rừng - Lilium brownii F.E Brown var colchesteri Wilson, thuộc họ Hoa loa kèn - Liliaceae.

Tên Khoa học: Lilium brownii F.E. Br. ex Mill.

Tên tiếng Anh: 

Tên tiếng Việt: Bạch huệ núi; Tỏi rừng; Khẻo ma (Tày)

Tên khác: Lilium brownie var. colchesteri Wils. Ex Stapf.;

Mô tả: Cây thảo cao 0,5-1m, sống nhiều năm. Thân hành to màu trắng đục có khi phớt hồng, gần hình cầu, vẩy nhẵn và dễ gẫy. Lá mọc so le, hình mắc thuôn, mép nguyên, dài 2-15cm, rộng 0,5-3,5cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 2-6 hoa to, hình loa kèn, dài 14-16cm, với 6 cánh hoa màu trắng hay hơi hồng. Quả nang 5-6cm có 3 ngăn, chứa nhiều hạt nhỏ hình trái xoan.

Bách hợp còn có tên khác là tỏi rừng, khẻo ma (Tày), kíp pá (Thái), cà ngái dòi (Dao).

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân hành - Bulbus Lilii. Thân hành do nhiều vẩy kết lại, xếp lợp lên nhau (nên Ðông y dùng nó với tên là Bách hợp.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở các trảng cỏ và bờ mương rẫy vùng núi (Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang...) cũng có nơi trồng để lấy thân hành ăn. Trồng bằng giò như trồng hành, Tỏi. Sau một năm thu hoạch thường người ta ngắt hết hoa để cho củ to. Thu hoạch củ vào cuối mùa hè, đầu thu, khi cây bắt đầu khô héo. Ðào về rửa sạch, tách riêng từng vẩy, nhúng nước sôi 5-10 phút cho vừa chín tái, rồi đem phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Thân hành chứa glucid 30%, protid 4%, lipid 0,1%, vitamin C và colchicein.

Tính vị, tác dụng: Bách hợp có vị đắng tính hàn, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, trừ ho, dưỡng tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.

Cách dùng: Ngày dùng 8-20g dạng thuốc sắc hoặc bột. Khi chữa ho, đau ngực, lao phổi, ho ra máu, thường dùng tươi giã nát, ép nước uống.

Ðơn thuốc:

1. Chữa ho lâu, phổi yếu, tâm thần suy nhược, lo âu, hồi hộp, buồn bực, ít ngủ; dùng Bách hợp. Mạch môn, Sinh địa, đều 20g. Tâm sen sao 5g sắc uống.

2. Chữa triệu chứng đau ngực, thổ huyết: Bách hợp giã tươi, lấy nước uống.

3. Chữa viêm phế quản, Bách hợp 30g, Mạch môn 10g. Bách bộ 8g, Thiên môn đông 10g. Tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, sắc với 1 lít nước, còn 400ml chia ba lần uống trong ngày.

4. Chữa đại tiện ra máu: Hạt Bách hợp tẩm rượu sao, tán nhỏ, uống 6-12g.

5. Chữa đau dạ dày mạn tính, thỉnh thoảng đau bụng: Bách hợp 30g, Ô dược 10g sắc uống.

3. Hoa cây Bạch hợp

Nhiều sách về cây thuốc quý ghi nhận công dụng của bách hợp trong việc chữa trị lao phổi, ho khan hoặc ho đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược, tim đập mạnh, phù thũng.

Ở nước ta, bách hợp phân bố tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Kon Tum

4. Một số đơn thuốc sử dụng bách hợp: theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Chữa ho do viêm phế quản: Bách hợp 30g, mạch môn đông 10g, bách bộ 8g, thiên môn đông 10g, tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, nước 1.000ml. Sắc còn 400ml, chia làm 3 lần, uống trong ngày. Hoặc: Bách hợp tươi 50g, hạnh nhân 10g, gạo tẻ 50g. Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu cháo, đến khi gần được cho bách hợp và hạnh nhân (bỏ vỏ) vào, cho thêm ít đường, ăn trong ngày, có công dụng nhuận phế, trừ ho, dùng tốt cho người bệnh viêm phế quản, khí quản.

Dưỡng tâm, an thần (dùng khi tâm hồi hộp, tâm phiền, nhất là sau khi ốm dậy): Bách hợp 24g, tri mẫu 12g, ngọ trúc 12g, sắc uống. Dùng 7 - 10 ngày.

Nhuận phế, chỉ khái, định tâm, an thần (thích hợp với người phế táo ho nhiều, thần trí hoảng hốt, tâm thần bất định,…): Bột bách hợp 30g, gạo nếp 50g, đường phèn vừa đủ. Cho gạo và bách hợp vào nồi thêm nước nấu thành cháo thật nhuyễn. Trước khi ăn cho thêm đường phèn. Ăn nóng vào buổi sáng hoặc tối. Dùng 20 ngày một liệu trình.

Chữa tiểu khó, nước tiểu ngắn đỏ do phế nhiệt: Bách hợp 12g, mạch môn đông 12g, bạch thược 10g, cam thảo 8g, mộc thông 8g, sắc uống. Dùng 5 - 7 ngày.

Chữa mất ngủ: Bách hợp tươi 60g, mật ong 1 - 2 thìa, hấp chín, ăn trước khi ngủ. Hoặc: Bách hợp 30g, hạt sen 30g, thịt lợn 250g, hầm nhừ, ăn trong ngày.  

Mụn nhọt sưng đau: Bách hợp 12g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sắc uống. Hoặc dùng bách hợp tươi thêm vài hạt muối, giã nát, đắp vào mụn nhọt sẽ chóng khỏi.

Lưu ý: Không dùng bách hợp trong trường hợp cảm lạnh, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn.  

5. Hình ảnh Bách hợp hay Tỏi rừng - Lilium brownii F.E Brown var colchesteri Wilson, thuộc họ Hoa loa kèn - Liliaceae.

Tiến sĩ Võ Văn Chi hướng dẫn bài thuốc chữa HIV/AIDS, ho khan, ứ đờm hoặc đờm có vướng máu, âm hư hỏa lượng, lòng bàn tay sưng như sau:

Bách hợp, sinh địa đều 15 g, tiên hạc thảo, bạch hoa xà thiệt thảo đều 20 g, huyền sâm, bạch thược, mạch môn, cam thảo, cát cành đều 10 g. Cho tất cả vào ấm sắc lên để uống mỗi ngày. 

Hoa cây Bách hợp

6. Phân biệt nhần lẫn các loại cây khác

1: Cần phân biệt với cây hoa loa kèn trắng còn gọi là huệ tây (Lilium longiflorum Thub). Cây mọc đứng. lá mọc cách, màu lục bóng, gân lá song song. Hoa mọc thành chùm mọc ngả ra, thơm. Bao hoa hình phễu dài gồm 6 mảnh màu trắng rời nhau và loe ra phía ngoài. Nhị 6, bao phân đính lưng. Vòi nhụy 1, đầu nhụy 1 chia ra làm 3 núm rõ. Quả nang. Cây thường dùng làm cảnh. Kinh nghiệm dân gian dùng làm thuốc chữa thổ huyết, tim hồi hộp và phù thủng.

Longi lily (Lilium longiflorum) = Easter Lily = Bạch Huệ = Hoa loa kèn trắng = Hoa huệ tây

2) Cây Bách hợp khác với cây Huyên thảo hay Hoa hiên (Hemerocalls fulva Linn.) là cây thảo sống lâu năm có thân thể rất ngắn và có rễ phình thành củ nhỏ. Lá hình mũi mác mọc từ rễ lên đài và hẹp, trên mặt có nhiều gân dọc, xếp hai giẫy trên một mặt phẳng, dài tới 50cm cuống lá không phân biệt với phiến lá. Trục hoa cao bằng lá và phân nhánh ở phía trên, mang 6-12 hoa, hoa to màu vàng đỏ, dài 8-10cm. Bao hoa hình phễu, phía trên xẻ thành 6 mảnh hình cánh hoa có sọc ngang nhị 6 bầu 3 ô quả hình 3 cạnh, chứa nhiều hạt bóng mau đen. Ra hoa vào mùa hè thu. Cây mọc hoang dại hay được trồng ở nhiều nơi ở nước ta để lấy hoa nấu canh ăn (gọi là kim châm). Kinh nghiệm trong dân gian dùng lá hay hoa làm thuốc chữa chẩy máu cam. Rễ dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, sốt, lỵ, chảy máu cam nôn ra máu, ỉa ra máu. Lá và rễ đâm tươi đắp lên trị sưng vú.

3) Không nhầm lẫn cây Bách hợp với cây Hoa loa kèn đỏ hay Tỏi Voi Amaryllis belladona Sweet.) thuộc họ Amaryllidaceae. Là cây thảo sống lâu năm nhờ có thân hành to hình quả lê. Lá dài hình dải, hẹp và nhọn. Hoa to không đều, mọc từ 6-10 cái thành một tán có mo bao bọc. Lá dài hoa dính thành ống ngắn 6 nhị. Bầu hạ quả nang tròn. Ra hoa vào tháng 2 tháng 3. Cây thường được trồng làm cảnh.