Cây dược liệu cây Đuôi chồn chân thỏ - Uraria lagopodioides (L.) Desv, ex DC...

Vị ngọt, nhạt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng. Ở Ấn Độ, toàn cây được xem như có tác dụng giải nhiệt, tăng trương lực và chống xuất huyết. Người Malaixia dùng nước sắc lá và rễ để trị lỵ . Người ta cũng cho biết cây này gây sẩy thai, ở Ấn Độ, người ta dùng cây này với sữa cho phụ nữ có thai uống để gây sẩy thai.

1. Hình ảnh cây Đuôi chồn chân thỏ

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Đuôi chồn chân thỏ

Đuôi chồn chân thỏ - Uraria lagopodioides (L.) Desv, ex DC... thuộc họ Dâu - Fabaceae.

Mô tả: Cây thảo cứng, phân nhánh từ gốc, trải ra. Lá có 1-3 lá chét hình trái xoan hay bầu dục, tròn, gần như hình tim ở gốc, dài 25-50mm, rộng 15-30mm, nhạt màu và có lông mềm, nhất là ở mặt dưới. Hoa thành chùm hình trụ hay hình trứng rất dày đặc, dài 3-5cm, rộng 15-20mm, có lá bắc khá dài làm cho chùm hoa như có tóc. Quả đầu nhẵn, có 2 đốt xoan, lồi 2 mặt, có vân mạng, dài 1mm.

Có hoa quả từ tháng 1-10.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Urariae.

Nơi sống và thu hái: Rất phổ biến ở vùng Viễn đông và khắp nước ta, nhất là trong các savan cỏ và các bãi cỏ vùng đồi núi, ở trong rừng thưa, từ vùng thấp tới vùng cao 2000m.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu thũng. Ở Ấn Độ, toàn cây được xem như có tác dụng giải nhiệt, tăng trương lực và chống xuất huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Người Malaixia dùng nước sắc lá và rễ để trị lỵ . Người ta cũng cho biết cây này gây sẩy thai, ở Ấn Độ, người ta dùng cây này với sữa cho phụ nữ có thai uống để gây sẩy thai. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng chữa tuyến hạch cổ sưng, rắn độc cắn; cành lá tươi giã nát hoà nước hoặc rượu dùng uống trị mụn nhọt sưng lở và lá tươi giã nát đắp ngoài.