Cây dược liệu cây Nghể mềm - Polygonum flaccidum Meisn

Theo đông y, dược liệu Nghể mềm Vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng lý khí, chỉ thống, kiện tỳ lợi thấp. Thường dùng trị: Lỵ trực khuẩn, viêm ruột; Viêm dạ dày ruột cấp tính; Cảm nắng; Ghẻ ngứa ngoài da, gãi chảy nước; Phong thấp đau nhức xương; Đòn ngã tổn thương; Nấm chân.

1. Hình ảnh hoa cây Nghể mềm

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Nghể mềm

Nghể mềm - Polygonum flaccidum Meisn., thuộc họ Rau răm - Polygonaceae.

Mô tả: Cỏ mảnh, sống lâu năm, phủ đầy tuyến vàng không có cuống; lóng to 3-4mm. Phiến lá thon 10 x 2,5cm, gân phụ 10-12 cặp; bẹ chìa to, đầy lông trắng nằm, miệng có tơ dài bằng 1/2 -1/3 ống. Cụm hoa hình bông hẹp, mảnh, dài đến 10cm, mang hoa thưa; hoa ở nách bẹ chìa có tơ; lá đài có tuyến; nhị 7; vòi nhuỵ 3. Quả bế có 3 cạnh tù.

Ra hoa tháng 5-9.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Polygoni Flaccidi.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở các đầm lầy một số nơi trong tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình (rừng Cúc Phương) và nhiều nơi ở miền Nam.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng lý khí, chỉ thống, kiện tỳ lợi thấp.

Công dụng: Thường dùng trị: 1. Lỵ trực khuẩn, viêm ruột; 2. Viêm dạ dày ruột cấp tính; 3. Cảm nắng; 4. Ghẻ ngứa ngoài da, gãi chảy nước; 5. Phong thấp đau nhức xương; 6. Đòn ngã tổn thương; 7. Nấm chân.

Ở Ấn Độ, người ta dùng cây chữa vết thương do nọc độc rắn cắn và sâu bọ đốt và cũng dùng để duốc cá.

Đơn thuốc:

1. Lỵ trực khuẩn, viêm ruột: Nghể mềm 30g, Mã đề 30g, sắc uống.

2. Đòn ngã tổn thương: Lá Nghể mềm tươi, lá Hẹ đồng lượng, rửa sạch giã ra, thêm một ít rượu gạo, dùng đắp vào vết thương.