1. Đặc điểm sinh trưởng
Tam thất là cây than cỏ, chỉ sống được ở vùng núi cao, quanh năm mát lạnh. Cây tam thất phù hợp với nhiệt độ 20-25oC.
Không thích hợp phát triển ở vùng nắng nóng, nếu đem về vúng nắng nhiều và có nền nhiệt cao cây sẽ không chịu được và chết sau 2-3 ngày.
Thường thì các cây xanh nếu độ chiếu sang trực tiếp của mặt trời cao thì càng quang hợp tốt nhưng với cây tam thất thì nó chỉ thích hợp quang hợp ở nơi râm mát, không chịu được ánh sang toàn phần của mặt trời. Độ chiếu sang là 30%, độ che tối là 70%, chính vì đặc tính quang hợp của cây tam thất nên ánh sang thích hợp với nó là ánh sang tán xạ, nửa tối. Vì thế khi trồng tam thất phải làm dàn che, hoặc trồng tam thất dưới tán cây to.
2. Cách trồng cây tam thất bắc:
1. Ươm hạt:
– Lựa chọn hạt từ những cây có tuổi thọ lâu năm (tối thiểu là 3 năm trở lên)
– Ủ hạt trong chậu cát ẩm cho đến khi mầm lên nứt vỏ
– Chuẩn bị luống ươm hạt với trấu và tro ẩm
– Gieo hạt trong luống đã chuẩn bị
– Sau 4-5 tháng cây sẽ mọc
Lưu ý: Nên gieo hạt ở tháng 11, 12; Thường xuyên giữ ẩm và làm giàn che mát cho luống ươm.
2. Trồng cây:
– Chuẩn bị luống trồng, rộng 1,5m; đóng cọc làm giàn che
– Sau 4-5 tháng, cây đã mọc, bứng nguyên bầu đất của cây lên luống trồng.
– Mật độ trồng 20cm x 20cm (tức là 1m2 có thể trồng 16-20 cây)
3. Chăm sóc:
– Làm giàn che phù hợp, giữ ẩm cho cây.
– Bón lót, bón thúc đúng thời điểm
– Thường xuyên xới đất, làm cỏ cho luống trồng.
4. Thu hoạch
Từ năm thứ 3 sau trồng ta có thể thu hoạch được nụ tam thất tươi, hoa tam thất tươi và hạt tam thất
Năm thử 7 ta thu hoạch nụ tam thất tươi, hoa tam thất tươi, hạt tam thất, lá tam thất và củ tam thất.
Sau khi thu hoạch ta có thể bán tươi hoạch phơi khô để bán.
Củ tam thất phơi khô nếu bảo quản tốt có thể để được 6 năm.
3. Kinh nghiệm đầu tư và tính toán lợi nhậu từ trồng cây Tam Thất
Tam thất là cây dược liệu quí hiếm nên thị trường tiêu thụ rất tốt. Tuy nhiên chi phí đầu tư và thời gian thu hoạch lâu nên nhiều hộ nông dân ở Sa Pa vẫn chưa giám mạnh dạn đầu tư. Với nguồn hỗ trợ của ngân sách huyện Sa Pa trên 150 triệu đồng đầu tư cho 0,7 ha tam thất, công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm giống để mở rộng diện tích. Chi phí đầu tư cho 1ha tam thất giống khoảng 1 tỷ đồng. Tam thất là một trong những cây trồng rất khó tính đòi hỏi kỹ thuật cao trồng trong nhà lưới, do đó ngoài chi phí giống 18 nghìn đồng một củ, nhà đầu tư phải đầu tư nhà lưới phân bón…Nếu như 1 ha tam thất đến lức thu hoạch đầu tư hết khoảng 2,5 tỷ đồng, sẽ mạng lại lợi nhuận từ 3,5-4 tỷ đồng mỗi ha. Đó là chưa kể nguồn thu từ hoa, thân và lá tam thất.
Theo tính toán nếu tỷ lệ cây sống đến lúc thu hoạch là 50%, trọng lượng 40 g/củ (tương đương 25 củ/kg). Vậy 1 kg củ giống sẽ cho 12 kg củ tam thất thương phẩm sau 3 năm trồng. 1 ha cần 600 kg củ giống, tương ứng sản lượng khoảng 7,2 tấn khi thu thương phẩm. Tuy nhiên giống tam thất chủ yếu nhập ở thị trường Trung Quốc và kỹ thuật chăm sóc VN phải học hỏi từ Trung Quốc do vậy chi phí đầu tư sẽ bị trội lên vì phải chi phí thuê chuyên gia Trung quốc.
Hiện nay tam thất ở Sa Pa chưa cho thu hoạch nhưng theo những chuyên gia về tam thất, thì phát triển tam thất hàng hóa ở Sa Pa sẽ rất thuận lợi vì SanPa là điểm du lịch thị trường tiêu thụ rất tốt. Bên cạnh đó với thổ nhưỡng khí hậu thiên nhiên ưu đãi cây tam thất ít bị sâu bệnh và sinh trưởng phát triển nhanh không kém gì tam thất ở Simacai hay Hà Giang.
Qua thời gian trồng thí điểm, mô hình thành công huyện Sa Pa sẽ có định hướng qui hoạch và phát triển vùng trồng tam thất ở vùng ven thị trấn như Tả Phìn, Sa Pả, người nông dân Sa Pa sẽ có thêm một cây trồng mới mang tính hàng hóa để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp xóa đói giảm nghèo.
Vườn tam thất 2 năm tuổi