Cây dược liệu cây Tam thất - Panax pseudoginseng Wall

Có hai loại tam thất là tam thất bắc và tam thất nam trong đó tam thất bắc hay còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn. Tam thất nam còn có tên gọi là tam thất gừng, khương tam thất, thuộc họ ngừng. Củ và rễ tam thất đều được dùng như các vị thuốc quý. Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm (danh pháp: Panax pseudoginseng) là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng. Loài này được Wall. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1829

1. Tam thất, Sâm tam thất, Kim bất hoán - Panax pseudoginseng Wall

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, thân cao 30-50cm. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3-4 cái một; cuống lá chung dài 3-6cm, mang 3-7 lá chét hình mác dài, mép khía răng, có lông cứng ở gân trên cả hai mặt; cuống lá chét dài 0,6-1,2cm. Cụm hoa tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu dưới 2 ô. Quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ; hạt hình cầu, màu trắng.

Ra hoa tháng 5-7, quả chín tháng 8-10.  

Tam thất, Sâm tam thất, Kim bất hoán - Panax pseudoginseng Wall., thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae.

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Panacis Pseudo-Ginseng; thường gọi là Tam thất.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều từ lâu ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng tại các vùng núi cao lạnh 1200-1500m. Người ta chọn hạt giống tốt ở những cây đã mọc 3-4 năm, gieo hạt tháng 10-11, tháng 2-3 cây mọc, nhưng phải chờ 1 năm sau, vào tháng 1-2 mới bứng cây con đi trồng chính thức. Sau 4-5 năm đến 7 năm thì mới thu hoạch được rễ củ có phẩm chất tốt. Rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, phơi nắng cho héo rồi lăn và vò, làm từ 3-5 lần như vậy rồi phơi cho đến khô, cũng có khi chỉ cần sấy khô.

Thành phần hóa học: Củ Tam thất chứa các saponin triterpen: saponin A, B, C, D, acid oleanolic, đường khử, 16 acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ như Fe, Ca.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; có tác dụng chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Tam thất được dùng chữa thổ huyết, nôn ra máu, đái ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong kinh, sinh xong máu hôi ra không hết, mắt đỏ sưng đau, rắn độc cắn. Rễ ngâm rượu trị vết thương do đâm chém, đòn ngã tổn thương.

Tam thất có hiệu quả tăng nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân suy nhược; thuốc chế từ củ Tam thất dùng để hồi lại sức của những người đã trải qua bệnh nặng, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ bị yếu; Tam thất còn làm tăng nội tiết sinh dục, trị vô sinh. Liều dùng 4-8g dạng bột, sắc hay cao lỏng, dùng ngoài lấy củ tươi giã đắp hoặc lấy bột rắc.

Trong thời gian gần đây, Tam thất cũng được dùng như Nhân sâm điều trị ung thư cũng có kết quả.

3. Tam thất tươi

Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm (danh pháp: Panax pseudoginseng) là một loài thực vật có hoa trong Họ Cuồng cuồng. Loài này được Wall. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1829. Trong cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (nhà xuất bản Y học 2004), tác giả Đỗ Tất Lợi giải thích cho tên gọi tam thất có thể là do cây có từ 3 hoặc 7 lá chét; cũng có lý do khác là từ khi gieo tới khi ra hoa là 3 năm và thu rễ là 7 năm.

Củ tam thất tươi

4. Các bài thuốc chữa bệnh từ tam thất

Chữa đau bụng kinh: Dùng bột tam thất 1 lần/ngày bằng cách nấu cháo loãng hoặc pha với nước ấm.

Tam thất giúp phòng chữa đau thắt ngực: Mỗi ngày hòa bột tam thất với nước ấm uống từ 3-6g.

Tam thất hỗ trợ chữa thấp tim: Theo Sức khỏe và đời sống, mỗi ngày dùng 3g bột tam thất chia làm 3 lần, mỗi lần uống cách nhau từ 6-8 tiếng và uống trong 30 ngày. Áp dụng bài này để chữa vết thương do bầm tím, ứ máu cũng có hiệu quả tốt.

Tam thất có tác dụng chữa đau thắt lưng, bồi bổ cho người suy nhược thần kinh, người mới ốm dậy: Dùng bột tam thất và bột hồng nhân sâm với một lượng bằng nhau rồi trộn đều chia mỗi ngày uống 4g/2 lần, mỗi lần cách nhau 12h.

Lưu ý: Khi dùng tam thất để cầm máu, người bệnh không nên sử dụng gừng và tỏi hoặc các chế phẩm có gừng, tỏi.

5. Tham khảo thông tin về cách dùng Tam Thất

* Dùng sống dưới dạng bột, dạng lát cắt ngậm, nhai, hoặc mài với nước uống. Dùng chín trong những trường hợp thiếu máu, suy nhược, phụ nữ sau khi đẻ.

* Đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên. Đối với những người quá nóng có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng... trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa.

Lưu ý: Những phụ nữ đang mang thai và những người đang chảy máu không nên dùng tam thất. Đặc biệt khi bị tiêu chảy, không nên sử dùng vì có nguy cơ gây tử vong.

Theo các chuyên gia đông y, trong điều trị căn bệnh ung thư, ngoài những thuốc đặc trị, có thể sử dụng thêm tam thất. Thông thường, người mắc bệnh ung thư vẫn phải được điều trị bằng xạ trị hay hóa trị... Điều trị kết hợp với tam thất sẽ tăng tính nhạy cảm của mô ung thư, từ đó có thể sử dụng ít hơn thuốc đặc trị, như vậy sẽ ít gây độc hại hơn cho người bệnh. Nhưng nhấn mạnh rằng tam thất cũng không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị ung thư.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chú ý, người bệnh không tự sử dụng khi chưa có sự tư vấn của các y, bác sĩ.

6. Củ tam thất bắc tưoi

7. Tam thất hỗ trợ điều trị ung thư

Tiến sĩ Y khoa Hoàng Lam Dương, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương khuyến cáo: Trong điều trị căn bệnh ung thư, ngoài những thuốc đặc trị, có thể sử dụng thêm tam thất. Thông thường, người mắc bệnh ung thư vẫn phải được điều trị bằng xạ trị hay hóa trị... Điều trị kết hợp với tam thất sẽ tăng tính nhạy cảm của mô ung thư, từ đó có thể sử dụng ít hơn thuốc đặc trị, như vậy sẽ ít gây độc hại hơn cho người bệnh. Nhưng nhấn mạnh rằng tam thất cũng không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị ung thư.

Hiện chưa thực sự có một công trình nghiên cứu mang tính thuyết phục trên lâm sàng điều trị ung thư. Nhưng những kết quả khả quan có thể cho chúng ta những định hướng nghiên cứu tích cực. Ví dụ như phối hợp đa phương tiện trị liệu, vừa phẫu thuật, vừa dùng xạ trị, hóa trị, dùng thuốc đông y, hoặc dùng thuốc đông y để giải quyết những tác dụng phụ mà hoá trị và xạ trị gây ra.

Vì vậy, đông y nói chung và tam thất nói riêng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư là có cơ sở khoa học. Nhưng trong thời điểm này, không nên phóng đại tác dụng của nó, làm người bệnh lúng túng, hoang mang trong điều trị. Để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị bệnh ung thư, bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời, bên cạnh đó nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ đông y để có thể điều trị kết hợp.