Cây Tía tô rừng, Phong diệu yếu - Orthosiphon marmoritis (Hance) Dunn

Dược liệu Tía tô rừng Dân gian dùng toàn cây nấu nước xông chữa đau mắt (Viện Dược liệu). Ở Quảng Tây (Trung Quốc), cây được dùng trị lở loét miệng và rắn cắn.

1. Hình ảnh cây Tía tô rừng

Tên Khoa học: Orthosiphon marmoritis (hance) Dunn

Tên tiếng Anh: 

Tên tiếng Việt: Râu mèo có vằn; Phong diệu yến; Tía tô rừng

Tên khác: Plectranthus marmoritis Hance; Orthosiphon sinensisi Hemsl.;

2. Tía tô rừng, Phong diệu yếu - Orthosiphon marmoritis (Hance) Dunn, thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo lưu niên cao 0,5-0,6m; thân vuông. Lá có phiến xoan rộng, mép có răng to, có lông ở mặt dưới, cuống 2-2,5cm. Chùm hoa ở ngọn; mỗi vòng có 6 hoa; đài hoa màu tím nhạt, môi trên to; tràng tím, ống và thùy có lông mịn môi trên to, 3 thùy; nhị thò dài. Quả bế xoan, vàng sậm.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Orthosiphonis Marmoritis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Á châu nhiệt đới và Ôxtrâylia. Cây mọc hoang ở vùng Tương Dương (Nghệ An). Cũng được trồng làm cảnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng toàn cây nấu nước xông chữa đau mắt (Viện Dược liệu).

Ở Quảng Tây (Trung Quốc), cây được dùng trị lở loét miệng và rắn cắn.