Quan điểm Phật giáo về phá thai và cách chuyển nghiệp

Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi.

HỎI

Bạn tôi là Phật tử và đã trót lỡ lầm mang thai với người yêu. Sau khi sự việc xảy ra, người yêu của bạn ấy đã chối bỏ trách nhiệm, còn gia đình thì giận dữ xua đuổi.

Quá đau khổ và không biết chia sẻ cùng ai nên bạn ấy đã quyết định trút bỏ giọt máu của mình (thai nhi đã trên 1 tháng tuổi). Giờ đây, bạn ấy rất đau khổ, bị dằn vặt về việc làm của mình, bạn ấy mong muốn được sám hối. Xin quý Báo cho biết quan điểm của Phật giáo về tội lỗi phá thai và chỉ cho bạn ấy phương cách sám hối cùng những lời sẻ chia.

ĐÁP

Nên sám hối và tìm cách chuyển nghiệp

Vấn đề một bộ phận không nhỏ nam nữ yêu đương và có quan hệ trước hôn nhân, hiện không còn xa lạ với mọi người trong xã hội ngày nay, nhất là với giới trẻ. Theo các thống kê cho biết, số lượng các ca nạo phá thai ngày càng gia tăng, nghiêm trọng hơn là có không ít ca ở tuổi vị thành niên đã để lại nhiều hậu quả khôn lường về sức khỏe, tâm lý, học tập… cho người nạo phá thai.

Bạn ấy có thai trước hôn nhân là một lỡ lầm. Khi bị người yêu bội bạc và gia đình thiếu cảm thông cùng hoàn cảnh khách quan tác động khiến bạn ấy quyết định phá thai lại càng lỗi lầm hơn. Đành rằng bạn ấy thật đáng thương hơn đáng trách nhưng để trị liệu và chữa lành vết thương trong thân thể và tâm hồn bạn ấy quả chẳng dễ dàng.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề nạo phá thai, trước hết, đạo Phật là đạo từ bi, luôn tôn trọng sự sống và bảo vệ sinh mạng của mọi loài. Đạo Phật không phản đối các biện pháp hạn chế sinh đẻ bằng cách ngừa thai nhưng không ủng hộ việc phá thai. Bởi lẽ bào thai là một mầm sống, là sinh mạng, do đó cần được bảo vệ. Phật giáo quan niệm sự sống hay sinh mạng có mặt khi mới bắt đầu thụ thai.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi trả lời về vấn đề này cho các nhà khoa học phương Tây đã khẳng định: “Phật giáo quan niệm rằng ý thức xâm nhập vào sinh vật ngay từ phút giây đầu tiên của sự thụ thai, bởi lẽ đó mà phôi bào vẫn được coi như là một sinh vật. Cho nên chúng tôi xem hành động phá thai cũng giống như việc cướp đi sự sống của một con người” (Beyond Dogma, HH the Dalai Lama. Rupa & Co., 1996. tr.11).

Theo giáo lý đạo Phật, hành vi phạm giới sát sanh phải hội đủ năm điều kiện, đó là: Một chúng sanh/ Ý thức hay biết đó là một chúng sanh/ Có ý định giết hại/ Tìm mọi cách để giết/ Kết quả là chúng sanh ấy bị chết. Cứ theo những điều kiện trên thì một bà mẹ (Phật tử) đi phá thai là phạm giới, mắc tội lỗi rất lớn.

Vì thế, một người sau khi phá thai xong, bị đau khổ, lương tâm dằn vặt và mong muốn sám hối là điều dễ hiểu. Dẫu sao thì sự phát tâm sám hối của bạn ấy vẫn là điều tốt, còn hơn là tìm mọi cách để biện minh cho hành động của mình. 

Là Phật tử, chúng ta cần tiết chế dục vọng, nhất là ý thức rất rõ về nhân quả để đề phòng, ngăn ngừa mọi tình huống xấu khi đang còn là nguyên nhân, trước khi xảy ra hậu quả.

Sám hối theo Phật giáo là ăn năn với lỗi lầm đã tạo trong quá khứ và nguyện không tái phạm lỗi ấy ở tương lai. Sai lầm sống buông thả theo dục vọng khi chưa cưới hỏi hay không sử dụng các biện pháp ngừa thai đã khiến bạn ấy chịu nhiều khổ đau. Và giờ đây bạn ấy đã ăn năn, hối hận thật nhiều về sự nông nổi, bất cẩn và lối sống buông thả của mình. Sau khi đã ăn năn, quan trọng hơn là nguyện không tái phạm lại việc ấy. Đó là cách sám hối thiết thực nhất.

Ngoài ra, người Phật tử với bất cứ lỗi lầm nào, ngoài ăn năn và nguyện không tái phạm cần tác pháp sám hối theo các nghi thức lễ sám thông thường như lễ lạy Hồng danh Phật, tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền cho đến khi tâm lắng đọng, thanh thản, nhẹ nhàng…

Đạo lý của dân tộc Việt là cố gắng giữ gìn sự trinh nguyên cho đến ngày cưới. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay phần lớn có xu hướng “hiện đại” và “thoáng” hơn trong tình yêu thì điều cực kỳ quan trọng là cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn. Nếu được giáo dục tốt về giới tính, tiền hôn nhân và luôn ý thức về an toàn tình dục nói chung thì chắc chắn hậu quả của việc nạo phá thai sẽ được giảm thiểu.

Chúng ta đều biết phá thai là giải pháp bất đắc dĩ, để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và hạnh phúc gia đình về sau. Không ít những trường hợp nạo phá thai đã dẫn đến tử vong, vô sinh; nhiều thiếu nữ sau khi phá thai đã tự tử và nhiều phụ nữ luôn ray rứt, bị trầm cảm, ám ảnh về chuyện phá thai đến suốt đời.

Là Phật tử, chúng ta cần tiết chế dục vọng, nhất là ý thức rất rõ về nhân quả để đề phòng, ngăn ngừa mọi tình huống xấu khi đang còn là nguyên nhân, trước khi xảy ra hậu quả. Nói cách khác, đối với những người đang yêu nhau thì quan trọng là “ngừa bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó, thực tập Chánh niệm rất quan trọng trong mọi hành vi của cuộc sống hàng ngày. Chánh niệm là có ý thức về việc mình sắp làm trong phút giây hiện tại, đồng thời cũng thấy được nguyên nhân và hậu quả của hành động đó...

Người Phật tử với bất cứ lỗi lầm nào, ngoài ăn năn và nguyện không tái phạm cần tác pháp sám hối theo các nghi thức lễ sám thông thường như lễ lạy Hồng danh Phật, tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền cho đến khi tâm lắng đọng, thanh thản, nhẹ nhàng…

Chuyển nghiệp khi phá thai

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, xã hội có rất nhiều người rơi vào muốn có đứa con nhưng không có được. Đang khi những người không hề muốn có con mà lại có con ngoài ý muốn. Tình trạng tréo ngoe đó làm cho người ta bị khổ đau. Cho nên trong xã hội này cũng có rất nhiều người có bàn tay từ bi và lòng nhân ái sẵn sàng nuôi những đứa con rơi, nuôi những đứa con dị tật bẫm sinh, nuôi những đứa con ngoài ý muốn. Chúng ta nếu không làm được việc đó thì hãy trao cơ hội cho những người có cơ hội làm những công việc này. Xã hội này có rất nhiều tổ chức và cá nhân tình nguyện làm việc đó. Làm được như vậy chúng ta không phải gieo nghiệp sát với nắm ruột thịt của mình và tạo một cơ hội cho người khác có thể có được đứa con nuôi, có thể có cơ hội mở rộng lòng từ bi, có sự bù trừ.

Vấn đề chúng ta cần phải nêu ra ở đây là gì? Sau khi đã lỡ phá thai hoặc bị sẩy thai ngoài ý muốn (khi thai nhi còn nhỏ, chưa thành hình), thì người tu học Phật không cần phải đến chùa tham dự các khoá lễ cầu siêu thai nhi. Công việc này mới được bày biện 8 năm trở lại đây, trước đây không có vì không cần thiết. Tại sao vì không cần thiết? Vì là một thai nhi cho nên sự phát triển các HỆ THỐNG THẦN KINH chưa trọn vẹn, do đó các cháu thai nhi sau khi bị phá thai hoặc sẩy thai sẽ TÁI SINH NGAY LẬP TỨC.

Người lớn thì mới có chấp trước nhiều, mới đôi lúc trì hoãn tiến trình tái sinh bằng sự tiếc nuối trong một thời gian nhất định, mà theo đạo Phật là 49 ngày, còn các bé thai nhi là không có tình trạng đó. Cho nên không cần thiết phải làm khoá lễ cầu siêu thai nhi. Và hiện nay nhiều chùa bày biện vấn đề này.

Chuyển nghiệp phá thai có nhiều cách, ví dụ hiến tạng hoặc hiến mô cho y học hoặc hiến xác sau khi chúng ta qua đời. Việc hiến tặng này sẽ giúp cho chúng ta tạo cơ hội được tái sinh lần thứ 2 trên cùng một kiếp sống này. Thi thể đó ít nhất được phục vụ cho mục đích y khoa khoảng 3 năm, rồi lục phủ ngũ tạng đó có thể cấy ghép vào trong cơ thể của một người đang bệnh và có nhu cầu được sống… thậm chí nếu cơ thể đó được khoẻ mạnh thì việc lắp ghép tạng có thể mang lại sự sống cho ít nhất một người cần về quả tim, một người cần về ga…. Thêm bao mạng sống, thì việc làm đó rất là tích cực và có ý nghĩa nhân văn rất là cao.

Tham gia vào các hoạt động hòa bình, bảo vệ sự sống, quyền được sống và tôn trọng sự sống đó bằng cách là chăm sóc sức khỏe cho người khác bằng cách hoạt động tình nguyện. Bác sĩ thì đề cao y đức trong y khoa và nhiều các hoạt động khác. Đây là các hành động trực tiếp chuyển nghiệp về sát sanh.

Hưởng ứng việc ăn chay, kêu gọi giữ gìn môi trường sinh thái, giữ gìn sự cân bằng sinh thái, không giết hại hoặc tuyệt chủng các loại hình sự sống của động vật để cho hành tinh này được bền vững hơn, nạn hâm nóng toàn cầu được hạn chế một cách tối đa. Và tham gia vào việc ăn chay trường là anh hùng bảo vệ môi trường thì đây là những việc trực tiếp để chuyển hoá nghiệp sát sinh ở trong quá khứ.

Chuyển nghiệp phá thai có nhiều cách, ví dụ hiến tạng hoặc hiến mô cho y học hoặc hiến xác sau khi chúng ta qua đời. Việc hiến tặng này sẽ giúp cho chúng ta tạo cơ hội được tái sinh lần thứ 2 trên cùng một kiếp sống này.

Còn việc lạy Phật, niệm Phật chỉ làm tâm chúng ta được bình an thôi, chứ không chuyển được nghiệp giết hại đó. Phải thay đổi nghiệp bằng cách là gieo trồng các nghiệp mới có chức năng đối lập với việc cũ xấu trong quá khứ. Còn nếu ai không làm được việc này có lạy đức Phật một tỷ lạy, có niệm Phật một trăm ngàn tỷ tỷ tỷ thì nghiệp sát sinh phá thai là sẽ vẫn còn y nguyên.

Cho nên nhận thức được điều đó và CHUYỂN NGHIỆP là chính, các chị em phụ nữ nếu không tham dự được các khoá lễ cầu siêu thai nhi thì cũng đừng buồn. Thay vào đó, ta nên hành động. Và nếu có chăng là những người đang chuẩn bị làm vợ, làm chồng nên tham dự các khoá lễ đó để được nghe về tội lỗi của nghiệp sát hại thai nhi để không phải vướng kẹt vào nó. Còn nếu đã lỡ vướng kẹt rồi, thì chỉ cần gieo nghiệp mới như vừa nêu thì các nghiệp xấu đó sẽ được kết thúc ngay trong kiếp sống hiện tại này.

Bằng nhận thức này chị em nào lỡ phá thai hãy tích cực DẤN THÂN tạo cơ hội quyền được sống ở người khác, khích lệ người khác hiến xác cho khoa học rồi bản thân mình tham gia vào các hoạt động gìn giữ hoà bình, bảo vệ môi trường sinh thái... thì lúc đó chúng ta không cần phải sợ nghiệp này nữa, vì nghiệp đó đã được kết thúc khi mình còn sống rồi, thậm chí mình còn dư lại phước quả từ các nỗ lực làm nghiệp mới này.

Việc lạy Phật, niệm Phật chỉ làm tâm chúng ta được bình an thôi, chứ không chuyển được nghiệp giết hại đó. Phải thay đổi nghiệp bằng cách là gieo trồng các nghiệp mới có chức năng đối lập với việc cũ xấu trong quá khứ.