Đặt bao lì xì dưới đáy hũ gạo
Trong dân gian lưu truyền rằng khi bạn đặt một phong bao lì xì màu đỏ, bên trong có để một ít tiền dưới đáy hũ gạo trước khi cho gạo vào. Sau đó, đổ gạo vào đầy hũ sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong con đường tài lộc, kiếm được nhiều nhưng tiêu xài rất ít. Phương pháp này bạn có thể áp dụng quanh năm chứ không riêng gì ngày tết.
Theo ông bà xưa thì ngoài việc đặt bao lì xì dưới đáy của hũ gạo thì chúng ta có thể thay thế bằng cách trùm một miếng vải đỏ lên nắp hũ gạo. Phương pháp này cũng giúp gia chủ thu hút nhiều tài lộc.
Bên cạnh đó, trong dân gian còn có rất nhiều điều lưu ý liên quan đến hũ gạo như:
Vào dịp cuối năm, dù cho gia cảnh có nghèo khó đến như thế nào thì chúng ta cũng phải cố gắng đổ đầy gạo trong hũ để sang năm mới tiền bạc đầy nhà, không lo thiếu thốn.
Không chỉ vậy, hũ để đựng gạo tốt nhất nên được làm bằng sành, sứ vì chúng thuộc hành Thổ nên sẽ góp phần giúp con đường công danh sự nghiệp của gia chủ ngày càng thăng tiến.
Nếu là người làm ăn buôn bán thì sẽ ngày càng phát đạt. Hoặc chúng ta cũng có thể đựng gạo bằng thùng gỗ, nó cũng góp phần mang nhiều tài lộc vào nhà. Nên hạn chế đựng gạo trong thùng nhựa, vì các hợp chất có trong nhựa có thể gây hại đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Khi dùng gạo trong hũ, tuyệt đối đừng để đến khi cạn sạch mới cho gạo mới vào, vì như đã nói ở trên, hũ gạo tượng trưng cho tài sản trong gia đình của chúng ta. Nên nếu để nó cạn sạch thì tiền bạc trong nhà cũng sẽ gặp vấn đề, do đó khi gạo trong hũ còn một nữa thì hãy thêm gạo mới vào để bổ sung tài lộc cho gia đình.
Gạo không chỉ là thức ăn của con người mà nó còn là món ăn khoái khẩu của nhiều loài khác như chuột. Mà chuột là một loài động vật bẩn và có khả năng truyền nhiễm nhiều bệnh cho con người, do đó cần đậy kín và kê cao hũ gạo tránh chuột.
Còn theo mặt phong thủy, khi hũ gạo được kê cao và đậy kín sẽ thúc đẩy sự nghiệp gia chủ phát triển và giữ tiền tài trong nhà không bị thất thoát.
Theo phong thủy nhà bếp, hũ gạo nên đặt ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp và để sát mặt đất (phải kê lên để chống ẩm). Không đặt hướng Đông và đặt quá cao.
Ngoài ra theo tập quán truyền thống của phương Đông là cất giữ thóc gạo ở chỗ kín vì vậy hũ gạo nên đặt chỗ kín đáo, nên đặt nó ở trong chum chôn dưới đất. Ngày nay, thùng đựng gạo thường đặt kín đáo trong các ngăn tủ ngay dưới bếp.
Ngoài hũ gạo, trong bếp còn có bồn rửa bát. Đối với vật dụng này, không nên đặt nó quá gần bếp nấu ăn và cũng không nên đặt bồn rửa ở phía đối diện với bếp vì sẽ gây nhiều điều bất tiện cho người nấu.
Do vậy, có thể đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên bệ cao tương ứng. Bên cạnh hũ gạo và bồn rửa bát, là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng thờ Táo quân.
Các vị thần này nên được đặt phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, bởi vì ngũ hành Táo quân thuộc "Hoả", cho nên Táo quân cần được đặt ở phía Nam "Hoả" vượng.
Đặt hũ gạo theo đúng phong thủy giúp gia chủ gặp may tránh hạn
Lưu ý:
Đừng bao giờ để hết gạo trong thùng bởi vật chứa đựng không bao giờ được để trống rỗng, nên đổ đầy khi hũ gạo vơi còn phân nửa.
Hũ gạo phải được đậy kín và kê cao bởi sẽ tránh được chuột, gián, bụi bẩn và quan trọng hơn là bảo vệ tài lộc của gia đình. Không nên để nước thấm vào hũ gạo, khiến gạo bị mốc, có hại cho sức khỏe.
Nên đặt một phong bao lì xì ở đáy hũ gạo hay biểu tượng trang trí màu vàng trên giấy đỏ. Luôn phủ lên trên với một tấm vải màu đỏ thắm vào đầu năm âm lịch sẽ giúp vận may trong gia đình luôn gia tăng và không bao giờ suy giảm.
Nên dùng hũ gạo sâu hơn là hũ gạo nông bởi nó tượng trưng cho sự giàu có, no đủ.
Không để bất kỳ ai đổ sạch hũ gạo vì đây là điều tệ hại nhất đối với phong thủy. Bên cạnh đó, không nên để nồi cơm đổ hoặc lật úp vì sẽ mang lại điều xấu. Nên đặt hũ gạo và nồi cơm trên bề mặt phẳng, ngay ngắn.
*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Đồng Lâm (tổng hợp)