Cây Nhục Thung Dung – Cistanche Deserticola
Cây Nhục Thung Dung – Cistanche Deserticola
Bộ Hoa Môi (Lamiales)
Họ Nhục Thung Dung (Orobanchaceae)
Chi Cistanche
Loài C. Deserticola
Tên khác: Tỏa dương, Ngọc cẩu
Tên khoa học: Cistanche Deserticola Y.C.Ma
Mô Tả: Cây ký sinh trên rễ các cây khác, sống hàng năm. Thân cỏ hình trụ, cao chừng 30cm. Phần thân rễ phát triển thành củ. Lá thành vảy, màu vàng sẫm, xếp như lợp ngói. Hoa tự bông, mọc ở ngọn. Mùa thu hoa nở màu tím sẫm, hình môi. Quả nang hình cầu, chứa nhiều hạt.
Địa lý: Cây mọc chủ yếu trên núi cao ở các cây to râm mát. Cây có ở Trung Quốc, Nhật Bản, ở Việt Nam chưa thấy có.
Thu hoạch: Mùa xuân hoặc mùa thu đều thu hoạch được. . Mùa xuân hái về, để trên đất cát phơi khô, gọi là Điềm Đại Vân. . Mùa thu hái về, lựa thư to mập, cho vào thùng muối, qua một năm lấy ra, phơi khô, gọi là Diêm Đại Vân.
Bộ Phận Dùng: Dùng thân, rễ (Caulis Cistanchis). Củ to mập, mềm, nhiều dầu, ngoài có vẩy mịn, mềm, mầu đen, không mốc là tốt.
Mô tả dược liệu: Điềm Đại Vân: hình trụ, tròn, dẹp, hơi cong, dài 16 – 33cm, đường kính 2 – 6cm. Mặt ngoài mầu nâu tro hoặc nâu, phủ đầy những lát vẩy, chất thịt béo, dầy, xếp giống như những mảnh ngói chồng lên nhau. Chất mềm, thể nặng. Mặt cắt ngang mầu nâu, có đốm hoa trắng hoặc có kẽ nứt. Mùi nhẹ, vị ngọt. Diêm Đại Vân: Mầu nâu đen, chất mềm. Mặt ngoài có bột muối. Mặt cắt ngang mầu đen. Vị mặn (Dược Tài Học).
Cây Nhục Thung Dung – Cistanche deserticola là loài thực vật có hoa thuộc họ Cỏ chổi. Loài này được Y.C.Ma mô tả khoa học đầu tiên năm 1960.
Bào Chế:
+ Để nguyên củ, đồ chín, phơi hoặc sấy khô hoặc có thể tẩm muối rồi phơi, sấy khô. Khi dùng, rửa sạch, thái lát khoảng 1-2mm, phơi khô. Có thể đồ mềm cho dễ thái (Dược Liệu Việt Nam).
+ Thái phiến, trộn ngâm với rượu, bổ bỏ lõi trắng nếu có, đồ hoặc hấp để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Nhục thung dung: Lấy Điềm Đại Vân, bỏ tạp chất, ngâm nước hoặc lấy Diêm Đại Vân cho vào nước rửa sạch phần muối, vớt ra, sau khi thấm mềm đều, cắt dọc thành lát, phơi khô (Dược Tài Học).
+ Tửu Thung dung: Lấy Nhục thung dung sạch, cho rượu vào trộn đều (cứ 50kg Thung dung dùng 15kg rượu), cho vào trong bình thích hợp, đậy kín, chưng cách thủy cho ngấm hết rượu, lấy ra, để khô (Dược Tài Học).
Công dụng và liều dùng:
Có tác dụng tư âm, bổ thận, ích tinh, huyết, tráng dương hoạt trường (mạnh dương chơn ruột). Dùng trong những trường hợp liệt dương, lưng gối lạnh đau (nam giới), vô sinh bạch đới khí hư (nữ giới), huyết khô, táo bón.
Ngày dùng 8-12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn. Những người thận dương vượng, đại tiện lỏng, dương vật dễ cương lại di mộng tinh thì không dùng được.
Đơn thuốc có nhục thung dung dùng trong nhân dân:
Nhục thung dung 10g, sơn thù du 5g, thạch xương bồ 4g, phục linh 6g, thỏ ty tử 8g, nuớc 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Hâm nóng thuốc khi uống. Chữa suy nhược thần kinh (Kinh nghiêm của Diệp Quyết Tuyền).
Ứng dụng lâm sàng:
1. Trị chứng liệt dương do thận hư, lưng gối lạnh đau, phụ nữ vô sinh:
Nhục thung dung hoàn: Nhục thung dung 16g, Viễn chí 6g, Xà sàng tử 12g, Ngũ vị tử 6g, Ba kích thiên, Thỏ ty tử, Đỗ trọng, Phụ tử, Phòng phong, mỗi thứ 12g, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12 – 20g, ngày 2 lần, uống với rượu ấm hoặc nước muối nhạt.
2. Trị suy nhược thần kinh (kinh nghiệm của Diệp quất Tuyền):
Nhục thung dung 10g, Sơn thù 5g, Thạch xương bồ 4g, Phục linh 6g, Thỏ ty tử 8g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống nóng.
3. Trị táo bón ở người lớn tuổi do khí huyết hư: có thể dùng như sau:
Nhục thung dung nấu với thịt heo, uống hoặc gia thêm các vị thuốc như Đương qui, Sinh địa, Ma nhân như bài:
Nhục thung dung nhuận trường thang: Nhục thung dung 20g, Đương quy 16g, Sinh địa 12g, Bạch thược 12g, Hỏa ma nhân 12g, sắc nước uống.
Nhục thung dung nhuận trường hoàn: Nhục thung dung 24g, Ma nhân 12g, Trầm hương 2g, tán bột mịn làm hoàn với mật ong, mỗi lần uống 12 – 20g, ngày uống 2 lần.
Liều thường dùng:
Liều: 12 – 24g. Trị táo bón có thể dùng lượng nhiều.
Chú ý: Không nên dùng đối với bệnh nhân Tỳ hư, tiêu chảy.
Cây Nhục Thung Dung người dân khai thác
Tham khảo thêm Cây Nhục Thung Dung - Cistanche Deserticola
- Nhục thung dung - Boschniakia glabra C. A. Mey
- Thu tiền tỷ nhờ trồng 'nhân sâm sa mạc' Nhục Thung Dung
- Cây dược liệu cây Nấm Tích Dương - Cynomorium cocineum