1. Cây Thương lục Mỹ - Phytolacca decandra L. (P. americana L.). thuộc họ Thương lục - Phytolaccaceae.
Thương lục Mỹ (Tên khoa học: Phytolacca americana) là một loài cây lâu năm thân thảo thuộc họ Thương lục (Phytolaccaceae) phát triển đến chiều cao 8 foot (2 mét). Nó có nguồn gốc từ miền đông Hoa Kỳ. Loài cây này có độc.
Nó có lá đơn giản màu lục với cành hơi tím và một rễ cái lớn màu trắng. Hoa màu lục tới trắng, quả mọng tím hoặc gần như đen là nguồn thức ăn của những loài chim hót như Dumetella carolinensis, Mimus polyglottos, Cardinalis cardinalis, Toxostoma rufum, và các động vật nhỏ khác (những loài động vật không chịu tác động bởi chất độc của cây).
Cây Thương lục Mỹ
2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Thương lục Mỹ
Mô tả: Cây thảo nhẵn, khoẻ, cao tới 2-3m; thân và cành dài 12-17cm, rộng 5-7cm, mép hơi lượn sóng, không có lá kèm; cuống lá rất ngắn; gân phụ nối từng đôi một thành cung tới gần mép lá. Hoa trắng chuyển sang hồng, nhiều, xếp thành chùm đơn hình trụ dài 6-16cm, trên những cuống dài ở nách lá. Hoa có 5 lá đài, không có cánh hoa, 10 nhị đính trên một phần phình dạng vòng, 10 lá noãn mọc vòng dính với nhau. Quả nạc gần hình cầu với một chỗ lõm ở giữa, đỏ rồi tím đen khi chín, có 10 cánh với 10 ô chứa mỗi ô 1 hạt.
Hoa tháng 6-10 (11-2).
Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Phytolaccae, cũng thường gọi là Thương lục. Quả và lá cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Bắc Mỹ, được thuần hoá ở Âu châu và nhiều nước khác. Ở nước ta, cũng có khi thấy mọc hoang, người ta cũng trồng làm cảnh vì dáng đẹp, màu sắc cây lá và quả đẹp. Thu hái các bộ phận quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái miếng, phơi khô.
Thành phần hóa học: Quả chứa acid phytolaccic, tanin, còn có sáp, chất béo, pectin, chất nhầy, glucose, saccharose, dextrin, các protid, một chất màu khi cho vào nước tạo ra dung dịch đỏ ánh hay tía, nếu có chất kiềm lại ngả sang màu vàng và trong môi trường acid lại có màu đỏ; người ta quen gọi nó là anthocyanosid như các anthocyan của củ cải đường. Rễ chứa dầu và sáp, nhựa, đường, protid, amide, acid tự do, acid hữu cơ, tinh bột, oxalat calcium, nitrat (tính theo nitrat kali là 2,408%) cellulose, gôm, chất màu... Không có tanin, có một alcaloid và phytolaccatoxin; còn có một saponin có vị đắng, chát. Trong lá có hai glucosid flavnoid là rutoside và ombuoside; còn có vitamin C (150mg trong 100g lá tươi); lá cũng chứa phytolaccin.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, có độc (ở tất cả các bộ phận). Rễ có tác dụng gây nôn, xổ, lợi tiểu, hơi gây ngủ. Lá cũng gây ngủ và giải độc. Dịch cây có thể gây viêm da.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng ngoài để điều trị bệnh vẩy nến và nấm da đầu (nấm tóc). Rễ thường dùng làm thuốc lọc máu trong điều trị bệnh thấp khớp, tạng khớp, béo phì... và gây nôn. Lá giã nát, sao nóng xát lên những vết ghẻ lở, hắc lào. Ngày nay người ta dùng lá trị ung thư vú, tử cung. Các chồi non mang lá chưa phát triển, giống như Măng tây ở Hoa Kỳ được dùng để ăn, nhưng phải thay nước 2 lần; khi nấu thì không còn có tác dụng điều trị nữa.
Người Mỹ da đỏ dùng trà của quả Thương lục Mỹ để trị thấp khớp, thống phong, lỵ và quả giã ra trị loét vú. Rễ được giã ra dùng điều trị thấp khớp, đau thần kinh, bỏng, dùng rửa trị trặc, sưng; lá được chế thuốc làm long đờm, gây nôn và tẩy nhẹ; dùng giã đắp vết thương, mụt.
Cảnh hoa và quả non của Thường Lục Mỹ
4. Tham khảo thêm hình ảnh cây Thường Lục Mỹ trồng tại Việt Nam