Cây dược liệu cây Sa môn, Cây vẩy ốc - Salomonia cantoniensis Lour

Theo Đông Y Vị hơi cay, tính ấm, có hương thơm, hơi có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, kháng khuẩn chống đau, khử ế. Thường được dùng chữa sốt trẻ em, chữa đau mắt

1. Cây Sa môn, Cây vẩy ốc - Salomonia cantoniensis Lour., thuộc họ Viễn chí - Polygalaceae.

Cây sa môn - Salomonia cantoniensis Lour

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Sa môn

Mô tả: Cỏ cao 5-20cm, nhẵn. Thân hình sợi, có cánh, nhất là ở ngọn, nhiều khi phân nhánh. Lá hình trái xoan hay hình tam giác, ít khi hình tim ở gốc, có mũi nhọn ở ngọn, nhẵn. Hoa mọc thành bông hơi thưa, 5 lá đài hình trái xoan nhọn, có răng ở mép; 3 cánh hoa, cánh thứ 3 hình mũ ở ngọn, tù, với 2 tai nhỏ hình tam giác tù ở gốc mũ; 4 nhị hàn liền thành bẹ bởi các chỉ nhị, bầu hình tam giác ngược, 2 ô. Quả nang có mạng lõm, hai cánh có răng; hạt đen, to 1,5mm.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Salomoniae Cantoniensis.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Mọc ở nhiều nơi thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Lạng Sơn, Lào Cai cho tới Lâm Đồng.

Thành phần hoá học: Rễ có mùi metyl salicylat.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi cay, tính ấm, có hương thơm, hơi có độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, kháng khuẩn chống đau, khử ế.

Công dụng: Thường được dùng chữa sốt trẻ em, chữa đau mắt (Viện Dược liệu).

Ở Trung Quốc dùng trị rắn cắn, dao chém, vô danh thũng độc, đau răng và mắt sinh màng. Ở Ấn Độ, cây được giã ra và đắp vào miệng trẻ em bị bệnh spru.

Đơn thuốc:

1. Mắt sinh màng trắng: Sa môn nấu nước và rửa.

2. Đau răng: Nấu nước Sa môn dùng ngậm.

3. Mụn nhọt độc và rắn cắn: Giã cây tươi đắp.