Loại cây bồi bổ sức mạnh quý ông, trị căn bệnh nguy hiểm gây biến chứng vô sinh ở nam giới

Cây Ngô đồng thường được biết đến là cây cảnh, thế nhưng ít ai biết mủ cây này còn chữa rất tốt căn bệnh quai bị hiện đang vào mùa.

Cây ngô đồng còn có các tên gọi khác như tơ đồng, bo xanh, bo rừng.

Theo Lương y Nguyễn Đình Cự (Thái Bình), cây Ngô đồng mọc nhiều ở nước ta và thường được trồng làm cảnh. Ở những vùng nông thôn, cây được trồng rất phổ biến như một loại cây cảnh (loại ngô đồng cảnh) với thân lá và rễ được dùng làm thuốc. Cây ngô đồng còn có các tên gọi khác như tơ đồng, bo xanh, bo rừng. 

Cần quan tâm Vì sao cây ngô đồng độc hại tới vậy?

Trong tự nhiên, cây ngô đồng thân gỗ có thể cao tới 16m. Đường kính cây trưởng thành khoảng 30cm và thuộc loại cây gỗ nhỏ lâu năm. Vỏ cây nhẵn, cả vỏ và lá đều có màu xanh.

Cây ngô đồng cảnh thường được trồng tại nước ta có kích thước nhỏ. Thân cây phình giống hình lọ hoa và cao từ 40-100cm. Thân cây có nhiều nhánh khác nhau và có lá với kích thước ngang cây ngô đồng trong tự nhiên.

Các lá ngô đồng mọc thưa, phiến lá xẻ thùy hình chân vịt nông. Mỗi lá to bản, dài từ 15-30cm nhìn khá bắt mắt. Thông thường cây ngô đồng nở hoa vào tháng 7. Hoa khi nở thường có năm cánh màu đỏ tươi. Quả cây ngô đồng có hình bầu dục, khi quả còn non có màu xanh và ngả vàng lúc chín.

Loại cây này thường được sử dụng chữa các vết thương ngoài da và giúp cho da không bị nhiễm trùng. Nếu có các vết thương như đứt tay hoặc bị lở loét thì có thể dùng thuốc từ loại cây này để bôi trực tiếp lên da. Vết thương sẽ nhanh chóng lành lại và không có sẹo. Hơn nữa, nhựa cây ngô đồng có thể dùng để trị mụn và còn giúp chữa được mụn nhọt, mụn mủ trên da. Ngoài ra, ta có thể sử dụng dược liệu này để bồi bổ và tăng cường sức khỏe ở nam giới…

"Đặc biệt khi trẻ bị quai bị sưng đau hạch góc hàm, gây sốt, chúng ta có thể dùng mủ nhựa của cây ngô đồng bôi cho trẻ mỗi ngày 1 lần, đảm bảo sau 2-3 ngày trẻ sẽ hết sưng đau, hết sốt", Lương y Nguyễn Đình Cự nói.

Cũng theo Lương y Nguyễn Đình Cự, ở thời điểm hiện tại đang là 'mùa' lên quai bị, quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm vô cùng phổ biến hiện nay. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc quai bị.

Cây Ngô đồng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh.

Cách chữa quai bị hiệu quả bằng cây Ngô đồng

Cách làm như sau:

Dùng dao sạch chích vào thân cây Ngô đồng hứng lấy nhựa mủ vào một chiếc ly (cốc) sạch sau đó dùng tăm bông thấm rồi phết mủ nhựa cây Ngô đồng vào nơi sưng đau, mỗi ngày làm 1 lần.

Ngoài ra cây Ngô đồng còn có thể chữa một số bệnh ngoài ra như:

  • Chữa bệnh nhọt mủ: Sử dụng khoảng 3 lá ngô đồng cảnh tươi đem đi rửa sạch, sau đó dùng một ít muối đem đi giã nhuyễn với lá, dùng đắp lên các vết thương. Sau đó dùng vải hay băng gạc để cố định trong khoảng thời gian từ 2h hoặc lâu hơn thì 3h thì bỏ ra. Đắp liên tục trong khoảng 3 đến 4 ngày thì sẽ nhanh chóng hết bệnh.
  • Chống nhiễm trùng: Đối với các vết thương như đứt tay thì có thể sử dụng phần nhựa của ngô đồng cảnh bôi trực tiếp lên vết thương, sẽ không gây ra các viêm nhiễm. Ngoài ra, nhựa cây ngô đồng còn dùng để bôi vào các mụn nhọt mới sưng, dùng bôi nhiều lần thì các mụn nhọt sẽ giảm sưng và khỏi bệnh.
  • Bồi bổ, tăng cường sức khỏe nam giới: Dùng thân ngô đồng cảnh đem đi thái mỏng, phơi khô rồi đem đi sao vàng sau đó ngâm rượu trong vòng 3 tháng trở lên. Sau 3 tháng có thể đem ra sử dụng. Trung bình mỗi ngày có thể uống khoảng 20ml rượu ngô đồng, thường xuyên sử dụng sẽ đạt được hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp và mỡ máu cao: dùng khoảng 15g lá ngô đồng đem đi rửa sạch rồi sắc với nước sôi. Sử dụng hàng ngày đến khi khỏi bệnh thì ngưng.
  • Trị thủy thũng: Thủy thũng là tình trạng cơ thể bị ứ nhiều nước ở tay, chân, đầu mặt, mi mắt, thậm chí toàn thân đều bị sưng phù. Ta có thể dùng khoảng 10g hoặc 15g hoa ngô đồng đem đi rửa sạch rồi sắc với nước, sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, hoa ngô đồng còn có thể đem đi tán thành bột để đắp lên các vết thương như bỏng lửa,…
  • Nhuộm đen tóc: Dùng vỏ cây ngô đồng đem đi rửa sạch rồi phơi khô, sau đó đem đi đốt cháy và trộn với dầu nhuộm tóc thì có thể nhuộm tóc bạc thành tóc đen.

Quai bị nếu không được điều trị đúng cách và nghiêm túc, sẽ để lại biến chứng nguy hiểm:

Vô sinh: Vô sinh là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, vì nó ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống sau này của người bệnh. Đặc biệt bệnh nhân nam thường dễ bị biến chứng này nhất. Trong khi nữ giới có nguy cơ vô sinh do quai bị không? Thì câu trả lời là số bệnh nhân nữ vô sinh do quai bị chỉ chiếm 7%.

Tổn thương hệ thần kinh: Dẫn đến người bệnh bị điếc, giảm thị lực, viêm thần kinh đa rễ. Nghiêm trọng hơn người bệnh có thể bị viêm não, thậm chí viêm màng não gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhồi máu phổi do quai bị gây biến chứng khiến tế bào phổi bị chết. Nhiều biến chứng khác có thể kể đến như viêm tụy, viêm cơ tim, bệnh về tuyến giáp, rối loạn chức năng gan. Giảm tiểu cầu gây xuất huyết, viêm thanh quản, khí quản.

Xem thêm:

Cây dược liệu cây Dây quai bị - Tetrastigma strumarium Gagnep

Triệu chứng quai bị là gì? Cách chữa quai bị nhanh khỏi