CÂY CỎ MỰC (Eclipta alba L. Hassk)

Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba L. Hassk. Họ Cúc (Asteraceae). Trong dân gian cây cỏ mực còn gọi là 'cỏ nhọ nồi' , 'cỏ mực' (Khi vò nát có màu đen như mực - cho nên có tên gọi là 'cỏ mực'), hoặc là 'hạn liên thảo'

Thông tin chi tiết cây thuốc nam CÂY CỎ MỰC

Cỏ mực, cỏ nhọ nồi hay hàn liên thảo là một loài thực vật thuộc họ Cúc. Cỏ mực hay còn gọi cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo có tên khoa học là Eclipta alba Hassk thuộc họ cúc Asteraceae.

Tên khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo, Lệ trường, Phong trường

Tên khoa học: Eclipta prostrata L.; Eclipta alba (L.) Hassk.

Họ:  Cúc (Asteraceae)

Tên nước ngoài:  Dyer’s weed, Dye-weed, White eclipta, Éclipte droite (Pháp) 

Mô tả: Cỏ mực là loài mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Đó là loài cây nhỏ, thân có lông; lá mọc đối hình xoan dài, có lông hai mặt; hoa trắng nhỏ; đặc điểm nổi bật của cây này là khi vò nát có màu đen như mực - cho nên có tên gọi là "cỏ mực".

Thành phần hóa học: Theo y học hiện đại, Cỏ mực có saponin, tanin, chất đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin E, vitamin A...

Viện Dược liệu nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của Cỏ mực và nhận thấy Cỏ mực có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.

Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính mát, đi vào các kinh Can và Thận, có tác dụng tư âm, bổ thận, giúp da mịn, tóc đen, răng chắc, lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu). 

Chủ trị: xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa, (uống trong, rửa ngoài). 

Các sách kinh điển như: “Thần nông bản thảo”, “Đường bản thảo ” rất ca ngợi tác dụng cầm máu của cây  Cỏ mực.

Bộ phận dùng: Cả cây. Thu hái quanh năm. Dùng tươi hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen (Sao đen có tác dụng cầm máu).

Kiêng kỵ: Không dùng cỏ mực khi có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn, tiêu chảy.

NHỌ NỒI, cỏ mực, hạn liên thảo, nhả cha chát (Thái), phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày)

Một số bài thuốc cụ thể:

1.Chảy máu cam:

Cỏ mực 25g, ngó sen 20g. Sắc lấy nước; chia 2 lần vào sáng và chiều; liên tục trong 20 ngày. Hoặc dùng Cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

2. Phòng và chữa viêm da khi làm ruộng nước:

Cỏ mực tươi 50g, rửa sạch, vò nát rồi sát lên chân và tay cho đến khi màu da chuyển sang tím đen nhạt. Chờ một lát cho da khô, sau đó có thể xuống ruộng nước làm việc.

3. Chữa chứng bỏng rát do vôi vữa gây nên:

 Thời trước, những người thợ nề hay lấy Cỏ mực sát lên tay để chữa chứng bỏng rát do vôi vữa gây nên. Chất tanin và một số hoạt chất khác trong cỏ mực có tác dụng làm săn da và phòng viêm nhiễm ngoài da. 

4.Chữa râu tóc bạc sớm, tóc rụng, chóng mặt hoa mắt do Can thận âm hư tổn

Bài 1: Cỏ mực 15g, sinh địa 15g; sắc nước uống mỗi ngày; chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Uống liên tục 30 ngày (1 liệu trình); nghỉ vài ngày rồi lại tiếp tục.

Bài 2: Cỏ mực 25g, hoa cúc trắng 15g, sinh địa 15g; sắc lấy nước, bỏ bã, uống thay nước trà hàng ngày. Uống liên tục 30 ngày.

Bài 3: Cỏ mực 15g, nữ trinh tử 15g, thục địa 10g, hà thủ ô chế 15g; sắc lấy nước, uống mỗi ngày; Liên tục 30 ngày.

5.Chữa sỏi thận, tiểu tiện ra máu

Cỏ mực 15gr, cỏ mã đề (xa tiền thảo) 15gr, đường trắng vừa đủ ngọt. Đem cỏ mực và mã đề sắc lấy nước. Mỗi ngày 1 thang, chia ra nhiều lần uống thay trà trong ngày; liên tục trong 20 ngày.

6.Vết đứt, chém nhỏ chảy máu:

Lấy cỏ mực đem giã nát đắp lên chỗ bị thương. Cũng có thể đem cỏ mực phơi khô, tán mịn, rắc lên vết thương.

7.Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 g.

8.Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

9. Cỏ mực chữa sốt xuất huyết