Tham khảo công ty tư vấn Lập Dự Án để hoàn thiện hồ sơ
Dự hội nghị có Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đại diện Văn phòng điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ủy ban Dân tộc), đại diện cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý chương trình dược liệu quý và Sở Y tế của 21 tỉnh triển khai dự án…
Theo Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế, nước ta có tiềm năng to lớn về phát triển dược liệu với 5.117 loài dược liệu, trong đó có nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị, là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm từ dược liệu bao gồm thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sản phẩm chăm sóc bảo vệ sức khỏe từ dược liệu, hóa mỹ phẩm từ dược liệu…
Hằng năm tổng số dược liệu được sử dụng trong ngành y tế ở nước ta ước tính 100 nghìn tấn với tổng giá trị thị trường hơn 400 triệu USD/năm. Trong khi đó, theo WHO, có đến 80% dân số toàn cầu sử dụng thảo dược để chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc sử dụng thuốc, các sản phẩm từ dược liệu cũng là một xu hướng của thế giới hiện nay. Dược liệu được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Thực phẩm thực dưỡng, đồ uống, nguyên liệu sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, hóa mỹ phẩm… Tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD, có thể đạt 430 tỷ USD vào năm 2028 với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm CAGR 11.32%.
Nước ta với nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dược liệu trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật không chỉ phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng dân tộc thiểu số miền núi, nông thôn, mà còn có thể xuất khẩu đóng góp tăng trưởng GDP cho nền kinh tế nước nhà.
Theo chương trình, giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025 sẽ đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý được triển khai thí điểm theo hình thức dự án liên kết chuỗi giá trị tại 22 huyện của 21 tỉnh, với 18 dự án vùng trồng dược liệu quý và 4 dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao:
Đọc thêm: Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030
Đại diện Văn phòng điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Ủy ban Dân tộc) phổ biến về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025.
Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý gồm: Liên kết 4 nhà: Nhà nông (vùng đồng bào dân tộc thiểu số) - Doanh nghiệp - Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà bank (trong đó doanh nghiệp là trung tâm của chuỗi liên kết). Chuỗi giá trị gồm: Bảo tồn nguồn gene-nhân giống-trồng trọt-chế biến, sản xuất- tiêu thụ sản phẩm.
Hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị dược liệu. Lần đầu tiên sâm và dược liệu quý nhận được sự quan tâm đầu tư từ ngân sách Nhà nước với mức hỗ trợ, đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.
Tổng mức đầu tư hỗ trợ có thể lên tới 65 tỷ cho một vùng dự án, với các nội dung hỗ trợ như:
Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ; hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh; hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm…
Đối với các dự án trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao, Nhà nước hỗ trợ 1 lần tối đa 80% chi phí sản xuất giống gốc và 50% chi phí sản xuất giống thương phẩm…
Bên cạnh đó, còn được hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội cho cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia vào dự án với tổng mức cho vay tới 45% tổng mức đầu tư của dự án, nhưng không quá 96 tỷ đối với dự án vùng trồng dược liệu quý và không quá 92 tỷ đồng với dự án Trung tâm nhân giống, thời hạn cho vay lên tới 10 năm và lãi suất ưu đãi 3,96%/năm.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: Thực hiện Nghị quyết số 68/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó giai đoạn I từ 2021- 2025, tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên những địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó sâm và dược liệu quý được xác định là đối tượng có nhiều tiềm năng và lợi thế của các địa phương thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Chính phủ lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm tạo sinh kế và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực triển khai dự án.
Đây là lần đầu tiên phát triển dược liệu trong nước được Chính phủ quan tâm đầu tư để nhằm phát triển tiềm năng, lợi thế gắn với phát triển kinh tế-xã hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc tiểu dự án 2 và Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Để triển khai hiệu quả Quyết định số 1719/QĐ-TTg tạo sự phát triển bứt phá, toàn diện và bền vững về phát triển dược liệu quý ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các địa phương được lựa chọn triển khai nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển dược liệu quý tích cực, chủ động, phối hợp tốt hơn với Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Chính sách-xã hội và các bộ, ngành liên quan quyết tâm hoàn thành tất cả công tác chuẩn bị để kịp thời lựa chọn chuỗi giá trị dược liệu, chủ trì liên kết triển khai thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Đọc thêm: Địa điểm triển khai dự án dược liệu quý phải đáp ứng tiêu chí gì?