Thông tin nhận biết cây Bạc Hà
Bạc Hà còn có tên gọi tô bạc hà, nam bạc hà, dạ tửu hoa. Có tên khoa học Metha hapocalyx Brig. Thuộc họ Hoa mộc Liniaceae. Bạc hà có tên khác là kim tiền bạc, thạch bạc hà, liên tiền thảo...
Là cây thảo sống nhiều năm, có chồi mầm, thân vuông, phân nhánh, có mùi thơm đặc trưng. Lá mọc đối, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, tím hoặc hồng. Quả cứng màu nâu. Được trồng làm thuốc ở nhiều địa phương. Dùng toàn cây hoặc lá làm thuốc.
Bạc hà có tên khoa học Metha hapocalyx Brig
Theo y học cổ truyền:
Bạc hà có vị cay, mát. Có tác dụng sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, thư cân. Thường dùng để chữa cảm mạo phong nhiệt, nhức đầu, viêm họng, đầy bụng do thực tích, đau mắt đỏ, mẩn ngứa, viêm loét ở miệng, lỵ... Liều dùng 5 - 12g.
Bạc hà là một vị thuốc rất phổ biến ở nước ta, được sử dụng rộng rãi cả trong Tây y và Đông y. Trong tỉnh dầu Bạc hà có chứa chất menthol, từ đó người ta đã chế ra nhiều loại thuốc như: dầu cù là, dầu cao con hổ, kẹo ngậm ho bạc hà, rượu bạc hà, thuốc đánh răng bạc hà.
Tinh dầu bạc hà bốc hơi rất nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ cho nên còn được dùng trong một số trường hợp đau dây thần kinh, ngoài ra còn có tác dụng sát trùng mạnh thường dùng trong một số bệnh lở ngứa ngoài da, xoa bóp nơi sưng đau, xông mũi họng.
Theo y học cổ truyền: bạc hà có tác dụng phát hãn, tán phong nhiệt. Dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi, cổ họng sưng đau, mắt đỏ, nổi mày đay. Ngoài ra còn giúp cho sự tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, chữa đau bụng đi ngoài. Bộ phận dùng lá và toàn cây, có thể dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Từ xưa, bạc hà đã trở thành thứ không thể thiếu trong thức ăn của người dân các nước Bắc Phi. Bạc hà giúp tăng xưởng tiêu hoá, sát trùng, chống co thất... Không những thể bạc hà còn có tác dụng làm đẹp, giúp làm mát da, săn da.
Một số bài thuốc thường dùng
Chữa ung thư da:
Dùng dầu Bạc hà bôi ngoài da
Chữa đau mắt đỏ:
Lá Bạc hà 12g, lá Dâu 12g. Nấu nước xông mắt, ngày xông 2-3 lan.
Chúa mẫn ngứa:
Bạc hà 12g, Ké đầu ngựa sao 12g, Kim ngân hoa 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang. • Chữa viêm họng:
Bạc hà 12g. Kim ngân hoa 16g. Bồ công anh 12g. Hùng chanh 10g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa cảm mạo nhức đầu:
Lá Bạc hà 6g, Kinh giới 6g, Phòng phong ông, Bạch chỉ 4g, Hành hoa 6g, hãm với nước sôi chờ 20 phút uống lúc đang nóng.
Chữa cảm mạo phát sốt:
+ Bạc hà 12g, Tía tô 10g, Kinh giới 10g, củ Tóc tiên leo (Thiên môn) 10g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một 1 thang.
+ Bạc hà, lá Bưởi, lá Chanh, lá Sả, lá Trắc bách diệp, lá Tre, Kinh giới, Tía tô, mỗi thứ một nắm nhỏ. Nấu nước xông.
+ Dùng xông ngoài: Bạc hà tươi cùng với Cúc tần, Hương nhu, lá Sả, lá Tre, sau khi xông uống một bát nước xông, uống nóng. Để dự phòng cảm cúm có thể dùng Bạn hà kết hợp với là Tía tô, Hoắc hương uống liên trong 3 ngày. (Chú ý: Người cảm sốt ra nhiều mồ hôi, sốt xuất huyền không được xăng vì có thể gây trụy tim mạch, tụt huyết áp)
Chữa lỵ ra máu
+ Bạc hà 12g, là Mơ lông 202, Rau sam 12g. Sắc uống ngày một thang.
+ Dùng Bạc hà tươi sắc uống.
Chữa chảy máu cam:
Bạc hà tươi giã lấy nước nhỏ vào mũi hay lá Bạc hà khô sắc lấy nước thấm bông nhét vào mũi.
Chữa ong đốt:
Dùng lá Bạc hà tươi giã nát đắp vào chỗ ong đốt.
Chữa nhức đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, viêm họng: Bạc hà 6g. Cúc hoa 10g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Làm đẹp da:
Lấy một nắm lá Bạc hà khô, để vào bát rồi đổ khoảng 1/2 lít nước nóng. Để ngấm trong vòng 20 phút sau đó lọc lấy nước. Mỗi buổi sáng hoặc buổi tối, dùng một miếng vải coton thấm nước Bạc hà để thoa lên mặt sau khi đã tẩy trang sẽ giúp da căng mịn hơn.
Chú ý: Không nên dùng Bạc hà cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người mắc bệnh cao huyết áp.
Theo caythuocvithuoc.com