Cách sử dụng Nấm Hương giúp giảm mỡ máu

Nấm hương còn gọi là đông cô. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, người bị tăng lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường và cao huyết áp, liên tục sử dụng chất lentysin chiết xuất từ nấm hương...

Công dụng của nấm hương

Theo Đông y, nấm hương vị ngọt tính bình, không độc, lợi về kinh tỳ, vị phế; có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí, hoạt huyết, hỗ trợ hạ huyết áp,...; có thể dùng chữa tỳ vị hư nhược, ăn kém, ngủ kém, chán ăn, thiếu máu, sắc mặt vàng vọt, suy nhược cơ thể, bệnh tim mạch, xơ gan, mụn nhọt...

Theo sách "Bản thảo cầu chân", nấm hương có thể chữa được bệnh tiêu chảy khó cầm ở trẻ nhỏ và ích vị trợ thực.

Các kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy: Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường miễn dịch của cơ thể, bổ sung vitamin D, hỗ trợ phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa...

Là loại thức ăn lý tưởng đối với những người thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, suy nhược cơ thể.

Nấm hương chứa abumin, đường, vitamin... Hàm lượng abumin rất cao có các loại chủ yếu rất dễ hấp thụ ở hệ tiêu hóa, axit amin cũng rất phong phú và nhiều loại, có 7 loại cần thiết cho cơ thể. Những axit amin quan trọng lại có nhiều nhất trong nấm. Trong nấm hương có trên 30 loại men, có thể bổ sung các men thiếu, điều tiết trao đổi chất và trợ giúp tiêu hóa.

Nấm hương có một loại nucleic acid (chất dẫn xuất của adenine), có tác dụng đặc thù hỗ trợ làm giảm mỡ máu. Chất này còn có tác dụng ức chế không cho cholesterol trong huyết thanh và trong gan tăng cao, có khả năng chống xơ cứng động mạch, giảm huyết áp.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy, người bị tăng lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường và cao huyết áp, liên tục sử dụng chất lentysin chiết xuất từ nấm hương, với liều 300mg/ngày, sau 15 tuần lượng triglyceride, phosphoric acid, tổng lượng lipid, cũng như lượng chất béo tự do đều giảm. Do vậy, đối với những người mắc bệnh tim mạch, nấm hương có thể sử dụng hỗ trợ trong điều trị và phòng ngừa tai biến.

Đọc thêm Cây dược liệu cây Nấm hương, Nấm đông cô - Lentinus elodes ...

Nấm hương hỗ trợ trị liệu thiếu máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch...

Cách dùng nấm hương hỗ trợ giảm mỡ máu

Nấm hương thường dùng để chế biến món ăn như: Nấm xào khô, nấm xào miến, nấm xào củ niễng, nấm bao thịt băm, nấm xào gà... có thể hầm, luộc, hấp, hoặc dùng cho các món ăn chay, ăn mặn. Ngoài ra có thể sử dụng nấm hương theo một số phương pháp như sau:

1. Rượu nấm hương

  • Thành phần: Nấm hương 50g, chanh 3 quả, mật ong 100 ml; ngâm trong 1000 ml rượu trắng.
  • Cách dùng: Chanh tươi rửa sạch để cả vỏ, thái lát; nấm hương bỏ cuống, rửa sạch, thái thành sợi. Cho nấm hương cùng mật ong vào rượu trắng đậy kín lại, ngâm trong vòng một tháng là có thể dùng được. Mỗi lần uống 10-15ml uống, ngày uống 2 lần.
  • Công dụng: Khỏe tỳ vị, xúc tiến tiêu hóa, hỗ trợ và điều trị tăng huyết áp, giảm mỡ máu. Lưu ý không uống nhiều.

2. Canh mộc nhĩ nấm hương

  • Thành phần: Nấm hương 50g, mộc nhĩ 25g, dầu thực vật, gia vị (hành, gừng tươi 3 lát, hạt tiêu bột 2g, rượu 5ml), nước luộc gà 600ml.
  • Cách làm: Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, bỏ cuống (giữ lại nước để dùng). Cho Nấm hương mộc nhĩ, gia vị (hành, gừng tươi, hạt tiêu) vào nồi đảo đều với dầu thực vật. Đổ rượu, nước luộc gà, nước ngâm nấm vào đun to lửa, hớt bọt, bớt lửa, hầm 20 phút là dùng được.
  • Công dụng: Thường xuyên sử dụng, hỗ trợ trị liệu rõ ràng đối với chứng thiếu máu, cao huyết áp, xơ cứng thành mạch, co thắt cơ tim.

Theo skđs

Giảm mỡ trong máu nhờ nấm hương theo chia sẻ của Lương y Huyên Thảo (Hà Nội)

Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) cho biết: Nấm hương là một loại nấm nổi tiếng nhất thế giới. Y thư kinh điển xưa nay đều coi nấm hương là một loại thực phẩm cao cấp, có tác dụng bồi bổ cơ thể, kéo dài tuổi thọ. Nhiều người thích món ăn có nấm hương vì nhận thấy nó có tác dụng chữa bệnh đặc biệt như: điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, làm giảm mỡ máu. Với người mắc bệnh tim mạch, nấm hương  cũng có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh rất tốt. 

Cụ thể:

+ Nấm hương 100g, măng tre 100g, dầu thực vật 15g. Măng tre bóc vỏ ngoài, luộc chín, vớt ra thái lát. Nấm hương rửa sạch thái miếng. Cho vào chảo xào, gần chín cho mắm muối, gia vị. Món nấm hương xào măng tre có tác dụng hạ mỡ máu và có lợi cho hệ tim mạch.

 + Nấm hương khô 9g. Dùng nước sôi hãm uống thay trà trong ngày. Uống thường xuyên có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu.

 + Nấm hương tươi 100g, dùng dầu thực vật, muối xào gần chín rồi cho thêm nước chế thành canh ăn. Dùng thường xuyên có tác dụng hạ mỡ máu.

 + Nấm hương 50g, chanh 3 quả. Chanh để cả quả rửa sạch, thái lát. Mật ong 100 ml. Tất cả ngâm với 1.800 ml rượu trắng, sau 30 ngày có thể sử dụng. Rượu nấm hương có tác dụng hỗ trợ trị liệu đối với chứng bệnh tăng mỡ máu và cao huyết áp.

Nấm hương mọc tự nhiên trên các thân cây gỗ mục trong các khu rừng ở nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai,Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình. Ngoài nấm hương mọc tự nhiên, hiện nay người dân đã gây trồng được nấm hương.

Địa chỉ mua NẤM HƯƠNG chuẩn sạch uy tín tại CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM

Nấm hương mọc tự nhiên trên các thân cây gỗ mục trong các khu rừng ở nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai,Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình. Ngoài nấm hương mọc tự nhiên, hiện nay người dân đã gây trồng được nấm hương.