1. Nhận diện cây mướp khía
- Mướp khía có tên khoa học là Luffa acutangula L, trong dân gian còn gọi loại cây này với cái tên ve hom, mướp tàu, thuộc họ bầu bí.
Đây là loài thực vật thân leo, sống quanh năm, độ dài trung bình từ 3 – 6m, đường kính thân cây khoảng 2cm và có nhiều rãnh.
Mép lá có răng cưa, hình tim, mọc so le trên thân với kích thước trung bình là 25cm chiều rộng và 15 – 20cm chiều dài. Hoa mướp khía thuộc dạng đơn tính, hoa đực mọc theo từng chùm, cánh hoa vàng tươi và có 5 nhị.
Trong khi đó hoa cái mọc riêng lẻ một mình, vòi nhụy có lông mềm màu vàng, ngắn. Quả mướp khía hình chữ y thuôn dài, độ dài khoảng 30 – 40 cm, đường kính từ 7 – 10cm, dọc thân quả có các cạnh nhọn (trung bình 10 cạnh).
Ở Việt Nam, mướp khía được trồng nhiều nhất ở các tỉnh thành phía Nam với mục đích dùng để làm món ăn và làm thuốc.
Quả chín sẽ được người dân thu hoạch vào mùa hè – thu. Đây là thời điểm vỏ quả đã ngả vàng và bên trong ruột đã hình thành xơ mướp. Sau khi thu hái, người ta sẽ bỏ hạt và vỏ quả, lấy phần xơ mướp bên trong rồi phơi khô. Bộ phận này được chế biến để làm thuốc và trong Đông y có tên gọi Ty qua lạc.
2. Công dụng của cây mướp khía
- Dây mướp khía có thể được dùng để thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hóa đàm, điều trị hiệu quả các triệu chứng ho, viêm mũi, viêm khí quản và đau nhức vùng thắt lưng.
- Rễ giúp thanh nhiệt và giải độc, chữa viêm mũi, viêm xoang và lở loét chảy nước ngoài da.
- Hạt quả mướp khía còn là bộ phận giúp tiêu nhiệt, nhuận táo, thông tiểu, hóa đàm, sát trùng. Cần lưu ý, hạt mướp khía có chứa các protein có thể gây sảy thai ở phụ nữ và bất hoạt ribosome (bộ máy vận hành chu trình sinh tổng hợp protein trong cơ thể). Bên cạnh đó, hạt mướp khía tiết ra một loại dầu khiến người dùng có cảm giác buồn nôn và tiết ra nhiều nước bọt nếu ăn phải.
- Lá cây giúp giải nhiệt, thanh mát, tác dụng chữa mụn, chốc lở, ho khan, ho gà, chảy máu vết thương hở, khát nước hay mất nước do thời tiết nắng nóng.
- Phần xơ mướp được ứng dụng trong tiêu thũng, lợi niệu, hoạt huyết, thông lạc, chữa tắc tia sữa hay viêm tuyến sữa ở phụ nữ đang cho con bú, bế kinh, đau vùng ngực sườn, đau nhức xương cốt.
- Toàn bộ cây mướp khía đều được sử dụng như vị thuốc chữa bệnh.
Tên tiếng Việt: Mướp hương, Mướp khía, Mướp tàu, Mác loy, Ve hom (Tày). Tên khoa học: Luffa acutangula (L.) Roxb. Momordica acutangula L. Họ thực vật: Cucurbitaceae
3. Bài thuốc trị bệnh từ mướp khía
Mướp khía trị viêm xoang
- Bài 1: Sử dụng vài quả mướp đã phơi thật khô, xơ mướp cứng lại thì mang sao trên chảo nóng để làm khô hoàn toàn, nghiền thành bột mịn và bảo quản trong túi nilong buộc chặt hoặc đựng trong lọ nhỏ có nắp kín, tránh không khí lọt vào gây ẩm mốc.
- Cách dùng: Khi mới ngủ dậy, lấy 6g bột mướp khía hòa tan trong nước ấm, uống trong 1 tuần.
- Bài 2: Dùng rễ và thân rễ hoặc thân già của mướp khía (đoạn gần gốc)
- Cách 1: Những nguyên liệu này dùng để sắc uống mỗi lần 8 – 12g trong 10-15 ngày.
- Cách 2: Dùng những nguyên liệu trên để nấu với 700g thịt nạc rồi ăn thịt, uống nước thuốc trong 1 tuần.
- Công dụng: Sau khi dùng thuốc 1 – 2 lần, dịch mũi ra nhiều, sau đó chỗ viêm sẽ tự lành. Cũng có thể dùng thêm bài thuốc hỗ trợ bằng cách lấy thân mướp khía sao hơi cháy, tán bột, thổi vào mũi ngày 2 – 3 lần.
Bài 3: Thân mướp khía 10 – 20g, thân cây sim 8 – 12g, sắc uống ngày 02 lần sáng - chiều trong 1 tuần.
Canh mướp khía giúp lợi sữa
- Cách 1: Dùng 1kg móng giò heo và 500g mướp khía tươi nấu canh ăn thường xuyên.
- Cách 2: Chuẩn bị gạo tấm 100g, cá mè 1 con, mướp khía 10g. Luộc cá lấy nước, sau đó cho gạo vào nước luộc cá nấu thành cháo. Gọt bỏ mướp, thái lát và cho vào cùng nấu chín. Nêm gia vị cho vừa miệng. Ăn trong 10 - 15 ngày.
Bài thuốc chữa bệnh sởi:
- Cỏ mần trầu 8g, cam thảo nam 4g, bạch chỉ, kim ngân và kinh giới mỗi thứ 12g, xơ mướp 20g. Đem các vị thái nhỏ, sao vàng và sắc nước uống 2 lần/ ngày, uống trong 10 ngày.
Điều trị bệnh kiết lỵ, xuất huyết trĩ, rong kinh, băng huyết:
- Đốt tồn tính xơ mướp (không đốt thành tro, cháy khoảng 70% thì ngừng), sau đó tán bột chia ra mỗi lần dùng khoảng 4 - 8g, hòa cùng nước ấm uống 2 lần/ngày uống từ 7-10 ngày.
Công dụng: Ho, tiêu đờm, nhuận tràng, gây nôn, rong huyết, cầm máu các vết thương, bệnh ngoài da (Lá). Dây chữa đau ngang thắt lưng, ho, viêm mũi, viêm khí quản.
4. Trong đông y (Thông tin tìm hiểu thêm)
Bộ phận dùng:
Toàn cây hay chỉ dùng xơ mướp (Retinervus Luffae Fructus), gọi là Ty qua lạc. Dây, lá và hạt cũng được dùng.
Tính vị, tác dụng:
- - Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thủng.
- Lá Mướp có vị đắng và chua, tính hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc.
- Hạt có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.
- Dây có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
- Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Công dụng
- Xơ Mướp dùng trị: gân cốt tê đau, đau ngực sườn, bế kinh, sữa không thông, viêm tuyến sữa, thủy thủng;
- Lá dùng trị ho, ho gà, nắng nóng khát nước vào mùa hè; dùng ngoài trị chảy máu ở các vết thương, ecpet, mảng tròn, chốc lở, bệnh mụn;
- Hạt mướp dùng trị ho nhiều đờm, sát trùng, đái khó;
- Dây dùng trị đau thắt lưng, ho, viêm mũi, viêm khí quản;
- Rễ Mướp dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi, dùng nấu nước rửa chỗ lở ngứa chảy nước.
- Ở Ấn Độ, dịch lá tươi cho vào mắt trị đau mắt hột; lá tươi giã ra đắp tại chỗ trị viêm lách, trĩ và phong hủi.
Mướp khía hay còn gọi mướp tàu (Tên khoa học: Luffa acutangula) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Bầu bí được (L.) Roxb. mô tả khoa học lần đầu năm 1832.