Cây dược liệu cây Kính, Đơn nhật - Maesa japonica (Thunb.) Moritzi

Theo y học cổ truyền, dược liệu Kính Cành, lá, rễ có tác dụng khư phong tiêu thũng. Lá có tác dụng sinh cơ giải độc, tán phong. Ở Quảng đông (Trung quốc), lá non được dùng uống thay trà (gọi là Bạch hoa trà). Lá được dùng trị ghẻ lở. Cũng dùng sắc uống chữa ho. Rễ dùng trị bệnh lậu. Quả ăn được.

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Kính

Kính, Đơn nhật - Maesa japonica (Thunb.) Moritzi, thuộc họ Đơn nem - Myrsinaceae.

Mô tả: Cây nhỏ nhẵn, có vỏ xám, khía dọc, có lỗ bì. Lá bầu dục hay thuôn, dai, màu nâu, xanh ở trên, mặt dưới sáng hơn, tròn hay nhọn ở gốc, nhọn hay nhọn sắc ở đầu, nguyên hay hơi có răng ở đầu, có mép hơi gập xuống dưới, dài 7-12cm, rộng 2-4cm; cuống lá dài 8-12mm. Hoa trắng thành chùm ở nách, dài 1-2cm. Quả gần hình cầu, đường kính 3mm, mang vòi nhuỵ và lá đài tồn tại, với những đường dọc màu đen đen, có vỏ quả rất mỏng. Hạt nhiều nhỏ, có góc, hơi có mạng.

Bộ phận dùng: Cành, lá, rễ - Ramulus, Folium et Radix Maesae Japonicae.

Nơi sống và thu hái: Cây của Bắc Việt Nam, Trung quốc và Nhật bản. Ở nước ta, cây mọc ở rừng Ninh bình và Lạng sơn (núi Mẫu sơn).

Tính vị, tác dụng: Cành, lá, rễ có tác dụng khư phong tiêu thũng. Lá có tác dụng sinh cơ giải độc, tán phong

Công dụng: Ở Quảng đông (Trung quốc), lá non được dùng uống thay trà (gọi là Bạch hoa trà). Lá được dùng trị ghẻ lở. Cũng dùng sắc uống chữa ho. Rễ dùng trị bệnh lậu. Quả ăn được.