I. XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM CÂY SA NHÂN
1. Yêu cầu của vườn ươm giống cây Sa nhân
- Chế độ ánh sáng: Cây Sa Nhân là cây ưa ẩm, hơi ưa sáng và chịu bóng, thích hợp với độ che tán từ 10-60%. Vì vậy, vườn ươm giống cây Sa Nhân phải thiết kế hệ thống lưới cắt nắng. Trên thị trường có nhiều loại có khả năng cắt nắng 10%, 30%, 50% và 70%. Tốt nhất ta nên dùng loại 30-50%.
- Chế độ nước và ẩm độ: Cây Sa Nhân thích hợp với ẩm độ từ 75-80%. Vì vậy, đất trong vườn ươm phải có độ tơi xốp và thoát nước để chủ động tưới tiêu.
- Nhiệt độ và độ thông thoáng: cây Sa Nhân thích hợp nhất với nhiệt độ từ 16-34 oC (nhiệt độ tuyệt đối có thể từ 9-47oC). Vì vây, vườn ươm cây Sa Nhân nên để thoáng và chỉ che chắn động vật phá hoại.
2. Xây dựng vườn ươm sa nhân: Quy mô 60 m2 = 5m x 12m
a. Chuẩn bị nguyên, vật liệu
- Cọc trụ: Tuy mục đích sử dụng lâu dài hay tạm thời mà có thể dùng một số loại vật liệu sau làm vườn ươm: Cột bê tong, cọc tre, cọc mỡ…. Cọc có chiều cao từ 3,0-3,5 m.
- Tre hoặc dây thép dằng mái: thường sử dụng tre có đường kính kính từ 3-4 cm hoặc tre đường kính 8 cm (trẻ đôi). Tổng cộng hết khoảng 85m dài. Nếu không có tre có thể dùng dây thép buộc: 10 kg dây phi 2, không han gỉ.
- Lưới đen: 94 m2 , dùng lưới có độ che năng từ 30-50%.
- Lưới thép hoặc lưới cước quây xung quanh: Chiều cao khoảng 1,5 m. dài 34m
- Đất phù sa: đổ dây 60 khối
- Gạch ba-vanh xếp luống: 2500 viên
b. Dựng vườn ươm
* Mô hình:
* Các bước xây dựng vườn ươm:
Bước 1: Dọn sạch và san phẳng mặt bằng
Bước 2: Đào hố chôn cọc.
- Hỗ đào sâu 50 cm, rộng 40 cm, dài 40 cm.
- Dựng cọc thẳng đứng 900 so với mặt bằng và chôn chắc.
Lưu ý: phải ngắm các cột thẳng hàng, đặc biệt là trên đỉnh cột.
Bước 3: Dùng tre dằng hoặc dây thép dằng các đỉnh cọc với nhau. Dùng dây sắt buộc thật chặt.
Bước 4: Căng lưới đen: căng phẳng , cố định và buộc chắc vào che.
Bước 5: Chuyển đất phù sa vào làm thành luống. Chiều rộng luống là 1,2m. Dài tùy địa hình (như trường hợp này có thể thiết kế dọc theo chiều cửa vào, tức 4,5 m).
Bước 6: Làm luống: lên luống cao 40 cm, dựng gạch ba – vanh xếp be luống. Luống có đất được làm nhỏ, trộn với phân chuồng mục, với tỷ lệ đất 6 - 7 phần, phân 3 - 4 phần. Có rãnh thoát nước và không bị ngập úng.
Bước 7: Dùng lưới sắt hoặc lưới cước căng xung quanh để ngăn động vật phá vườn. Lưu ý: để cửa để thuận lợi đi lại.
II. Chuẩn bị giống cây Sa nhân
* Nhận biết giống cây Sa Nhân tím:
Nhìn hình thái bên ngoài về dạng cây, dạng lá, hoa, quả (nhất là quả và hạt đã làm khô), chúng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, trong 4 loài trên chỉ duy nhất ở loài Sa Nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu.) có lá bẹ hình mác nhọn dài trên 1,5cm. Trong khi đó, cả 3 loài Sa nhân, Sa Nhân hoa thấp và Sa Nhân thân cao có lá bẹ ngắn và rất ngắn (dưới 1cm), đầu lá bẹ không vuốt nhọn.
* Tuyển chọn cây mẹ:
Lựa chọn cây mẹ ngoài tự nhiên hoặc vùng trồng Sa Nhân có nguồn gốc rõ ràng. Cây mẹ phải đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Đúng giống.
+ Đúng tuổi: 3-4 tuổi
+ Sinh trưởng phát triển tốt và cho quả hàng năm.
* Lấy giống:
- Lấy hạt giống:
+ Thời điểm lấy hạt: Vào tháng 7 hay tháng 12 khi thu hái quả từ cây mọc tự nhiên hay thu hoạch từ cây trồng.
+ Lựa chọn quả và hạt: chọn những quả to (có từ 15 - 28 hạt/quả), chín. Quả chín khi bóc ra thấy khối hạt màu nâu đen, đem đãi bằng rá hay rổ mau, chỉ lấy hạt chìm. Hạt được hong trong bóng râm từ 1/2 đến 1 ngày cho ráo vỏ.
- Lấy nhánh giống:
+ Chọn các nhánh non hay bánh tẻ, Dùng tay nhổ từng nhánh, giữ nguyên phần gốc; cắt bỏ bớt các thân rễ, rễ phụ và cắt bỏ bớt phần thân mang lá, chỉ giữ lại chiều dài các nhánh 30 40cm kể từ gốc.
+ Xếp các nhánh cùng chiều nhau, bó 100 nhánh/bó; dựng các bó liền nhau trên đất ẩm, dưới tán cây; bên trên phủ bạt hay lá cây tươi để giữ ẩm trong khi chờ vận chuyển. Cây giống là các nhánh cây con lấy được đem trồng ngay hoặc có thể bảo quản tươi được tối đa 20 ngày.
III. Nhân giống cây Sa Nhân bằng phương pháp giâm hom
1. Dụng cụ
- Dụng cụ: kéo cắt cành, xô đựng nước, thùng tưới có vòi hoa sen, dao, nilon thông dụng, … thuốc phòng trừ sâu bệnh và các vật tư cần thiết khác.
- Cành hom: không sâu bệnh, được lấy từ những cây Sa Nhân đã thành thục, sai quả, sinh trưởng tốt và ổn định ít nhất qua 2 vụ trở lên.
2. Tạo luống giâm hom
Tạo luống: Đất được cuốc sâu 25-30cm, làm nhỏ, lên luống cao 20-30cm, rộng 1 - 1,2m, dài 8 - 8,5m, rãng 40cm.
3. Xử lý cành hom và giâm hom
- Tiêu chuẩn của hom giâm: Hom có chiều dài khoảng 10 – 12 cm, đường kính từ 0,8 – 1,3 cm, không sâu bệnh.
- Cắt hom: Cắt hom vào buổi sáng khi trời còn mát để hom không bị héo, đầu hom cắt vát nghiêng một góc 45. Dùng dao sắc để tránh dập nát và tạo bề mặt nghiêng tiếp xúc lớn, thuận lợi cho việc hình thành mô sẹo thúc đẩy hom ra rễ. Tỉa bớt lá, mỗi hom chỉ để lại 1 - 2 lá, cắt 1/2 – 2/3 diện tích lá để giảm bớt quá trình thoát hơi nước.
- Xử lý hom: Sau khi cắt hom phải nhúng vào xô nước có pha dung dịch xử lý nấm VidenC 0,2% trong 30 giây, sau đó để ráo nước rồi chấm qua dung dịch thuốc kích thích ra rễ IAA với nồng độ 550 ppm, sau đó tưới rửa bằng nước sạch rồi tiến hành cắm hom.
- Cắm hom: Sau khi đã xử lý cành hom ta đem cắm hom vào luống, luống phải được san phẳng mịn, tưới nước đủ ẩm và được xử lý bằng dung dịch KmnO4 0,3% trước 24h. Khoảng cách hom 30cm 30cm. Sâu từ 10-15cm, lấy tay ấn nhẹ cho hom đứng vững, tránh làm xây xát hom, tưới nước trước và ngay sau khi cắm hom, duy trì độ ẩm trong suốt quá trình nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của hom.
4. Chăm sóc
Hom Sa Nhân được chăm sóc theo phương pháp thủ công: Hằng ngày dùng bình phun sương tưới 2 - 3 lần. Lúc này thời tiết đã ấm dần nên cành hom bật chồi khá nhanh. Cây con trong giai đoạn này cần có đủ độ ẩm nên tuỳ theo thời tiết mà mỗi ngày cần phải tưới 2 hoặc 3 lần.
- Tưới nước: Dùng ô doa hoặc vòi tưới phun mưa để tưới giữ ẩm cho đất hoặc bầu: Duy trì ẩm độ từ 70-80%.
Tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát. Vào mùa đông nên tưới sáng sớm, phá giá cho cây, không nên tưới vào buổi chiều dễ gây táp lá khi nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm. Vào mùa hè, ngày nên tưới 2 lần (sáng sớm và chiều mát) để cung cấp đủ ẩm cho cây.
- Bón phân: Nhìn chung với điều kiện dinh dưỡng bón lót như trên trong vườn ươm thì không cần phải bón thúc bổ xung. Tuy nhiên, tùy điều kiện có thể bổ xung thêm phân vi sinh đầu trâu cho cây con 1 tháng 1 lần, mỗi mét vuông 0,3 kg.
- Làm cỏ: Thường xuyên phải làm cỏ cho vườn ươm
- Phòng trừ sâu bệnh: Nhìn chung cây Sa Nhân ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, trong vườn có thể gặp một số loại sâu ăn là như: bọ dùa, sâu khoang nhỏ, kiến ăn hạt… và một số loại nấm ký sinh. Có thể lên phương án phòng như sau:
+ Phun thuôc diệt mối nấm trước sau khi gieo hạt.
+ Thời kỳ cây từ 1-3 lá: phùn phòng thuốc diệt nấm Anvil và thuốc trừ sâu secpa super.
+ Thời kỳ hơn 3 lá: cứ 2 tháng phun phòng 1 lần.
IV. Xuất vườn
Cây con trước lúc trồng được chăm sóc ở vườn ươm từ 7 - 8 tháng, khi cây có từ 5-6 lá thật. Cây con phải sạch bệnh có từ 2-4 lá xanh.
Khi xuất cây cần chú ý: tưới thẫm nước vào buổi hôm trước để tránh vỡ bầu, đứt rễ khi bốc cây và vận chuyển.
Cây Sa Nhân trong vườn ươm