Ngoài ra nó còn tác dụng mạnh gấp nhiều lần nhân sâm đối với những bệnh nhân nguy kịch. Chỉ với một lát Phục Linh Thiên bệnh nhân nguy kịch ngậm một chút rồi nuốt có khả năng phục sức và làm bệnh nhân tỉnh1. Vị trí và phân loại Phục Linh Thiên Với những công dụng tuyệt vời như vậy nên chúng được quý như vàng ròng và gần như đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Ở Việt Nam nấm Phục Linh Thiên được tìm thấy tại Hoàng Liên Sơn và được phát hiện bởi “người rừng” Trần Ngọc Lâm – người mang trong mình căn bệnh ung thư phổi đã lâu.
Phục linh là loại nấm mọc ký sinh hay hoại sinh trên rễ cây thông, nằm sâu dưới mặt đất 20-30 cm. Nấm phục linh thiên có mặt ngoài vỏ màu nâu đen, sần sùi, có thể nổi bướu, khi cắt ra lổn nhổn chứa chất bột. Loại màu trắng gọi là bạch phục linh hay bạch linh; loại có màu hồng xám là xích phục linh hay xích linh; loại có rễ thông xuyên vào giữa gọi là phục thần.
Một số bài thuốc sử dụng Phục Linh Thiên của Đông y:
Phục linh là vị thuốc thông dụng trong đông y, vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ, lợi tiểu, di mộng tinh,chữa suy nhược, phù thũng, bụng đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, và có tác dụng ức chế các khối u, kể cả đối với các khối u ác tính. Liều dùng hằng ngày 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên. Các bài thuốc sử dụng Phục Linh Thiên:
Trị ung thư: Khoa ung thư Bệnh viện ung thư Trung Quốc dùng Phục Linh Thiên: Bạch linh trị 70 ca ung thư các loại, kết hợp xạ trị, hóa trị và phẫu trị, nhận xét thuốc có tác dụng tăng sức, nâng chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng gan thận, tăng hiệu quả của xạ trị đối với ung thư mũi họng .
Chữa suy nhược cơ thể kèm tiêu chảy kéo dài: Phục linh thiên , đẳng sâm, bạch truật mỗi vị 10 g; trần bì, bán hạ chế mỗi vị 5g; mộc hương, sa nhân mỗi thứ 4g, cam thảo 3g. Phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với nước gừng làm thành viên. Ngày uống 4-8g.
Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, mệt mỏi, ăn kém: Phục thần, long nhãn, đẳng sâm, hạt sen, đại táo mỗi thứ 10g; ), viễn chí táo nhân (sao vàng), thạch xương bồ mỗi thứ 8 g. Tất cả phơi khô, tán bột rây mịn, trộn với mật ong làm thành viên như hạt đỗ xanh . Ngày dùng 12-20g.
Chữa phù thũng, bụng trướng, chân tay nề:Vỏ nấm Phục linh thiên, vỏ quýt lâu năm, vỏ rễ dâu ,vỏ quả cau, vỏ gừng sống mỗi vị 10g. Có thể thêm vỏ cây dướng và mộc thông (cùng liều). Tất cả thái mỏng, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, ngày uống hai lần (Nam dược thần hiệu).
Chữa phù cho phụ nữ có thai, tim hồi hộp, đầy bụng ,sắc mặt xám: Phục linh thiên , phụ tử chế, bạch truật, bạch thược mỗi vị 12g, sinh khương vị 8g. Sắc uống theo đơn.
Chữa nôn mửa ở phụ nữ có thai: Phục linh thiên 10g, sinh khương 3g,bán hạ chế 8g. Sắc uống trong ngày.
Chữa yếu tim, khó ngủ, ngủ không yên, hay hồi hộp, giảm trí nhớ: Phục linh thiên, bạch truật, hoàng kỳ mỗi vị 12g; đương quy,long nhãn, đảng sâm, mỗi vị 8g; viễn chí, táo nhân sao, cam thảo nướng mỗi thứ 4g; mộc hương 2g. Tán thành bột mịn, luyện với mật thành viên. Ngày dùng hai lần, mỗi lần 20g. Có thể sắc uống hàng ngày.
Theo ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, phục linh là loại nấm ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông, có tên khoa học là Poria cocos Wolf, họ nấm lỗ (Polyporaceae). Thể quả của nấm có hình dạng không đều, đường kính có thể đạt 10 - 30cm.
Phục linh đã được nuôi cấy thành công và có thể thu hoạch sau 2 năm, loại tốt hơn phải sau 3 - 4 năm.
Thành phần của phục linh gồm: Phục linh bì (vỏ ngoài của củ phục linh); xích phục linh (lớp thứ 2 sau phần vỏ) hơi hồng hoặc nâu nhạt; bạch phục linh (phần ruột) có màu trắng. Còn “phục thần” hay “phục linh thần” là chỉ củ phục linh ôm rễ thông bên trong.
Mỗi bộ phận của phục linh đều có tác dụng riêng biệt: Phục linh bì có tác dụng ưu tiên về lợi tiểu, tiêu thủng, chống phù; xích phục linh có tác dụng chính là hành thuỷ, lợi thấp nhiệt; bạch phục linh hoặc bạch linh có tác dụng lợi thủy trừ thấp (lợi tiểu), kiện tỳ (giúp tiêu hoá tốt) và an thần. Riêng phục thần có tác dụng an thần rất tốt.Hình ảnh bạn gửi là nấm phục linh và Phục Thần.
Phục linh chứa polysacchrid gọi là β-pachyman. Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, polysacchrid là chất có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đáng tin cậy