Cây dược liệu cây Cẩu tích Nhật Bản - Woodwardia japonica (L.f) J. Sm

Theo đông y, dược liệu Cẩu tích Nhật Bản Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, tán ứ, chỉ huyết. Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm, cảm cúm truyền nhiễm, lỵ, tử cung xuất huyết, giun móc, giun đũa, lở ngứa, băng huyết. Dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.

Hình ảnh cây Cẩu tích Nhật Bản

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Cẩu tích Nhật Bản

Cẩu tích Nhật Bản - Woodwardia japonica (L.f) J. Sm., thuộc họ Ráng dừa- Blechnaceae.

Mô tả: Dương xỉ có thân rễ đứng, cao 65-90cm. Lá to, cuống không có đối; thứ diệp mọc so le, tròn dài, đầu thon, gốc không cân đối, dài 15-20cm, rộng 2-3 cm, chỉ xẻ đến 1/2 thành thuỳ thon, mép nguyên, gân phụ tạo thành ổ. Ổ túi bào tử tròn dài nằm sát hai bên gân chính, ẩn vào trong phiến.  

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Woodwardiae japonicae, thường gọi là Cẩu tích quán chúng.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở vùng núi cao Sapa, Mẫu Sơn, Đà Lạt.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, tán ứ, chỉ huyết.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm, cảm cúm truyền nhiễm, lỵ, tử cung xuất huyết, giun móc, giun đũa, lở ngứa, băng huyết. Dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.

Ghi chú: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng.