Rượu cát sâm a e ơi

Dây cát sâm hay sâm nam, sâm trâu, sâm chào mào, sâm cheo mèo, mát to, ngưu dại lực đằng, sâm gạo, lăng yên to (Tên khoa học: Callerya speciosa) là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Champ.) Schot miêu tả khoa học đầu tiên.

Thành viên trên Chợ Dược Liệu Việt Nam, facebook "Trà Hoa Vàng"

Tên Khoa học: Callerya speciosa (Champ. ex Benth.) Schot

Tên tiếng Anh: 

Tên tiếng Việt: Dây cát sâm; Sâm nam; sâm trâu; sâm chào mào; sâm cheo mèo; mát to; ngưu dại lực đằngSâm gạo, Lăng yên to

Tên khác: Millettia speciosa Champ. ex Benth.;

Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi trườn, dài 1,5-3 m, cành non có lông màu nâu; rễ củ nạc, vị ngọt mát. Lá kép lông chim, lẻ, có 7-17 lá chét; lá chét hình thuôn, mũi giáo thuôn, cỡ 3-8 x 1-3 cm, 2 mặt có lông tơ màu trắng. Cụm hoa chùm, mọc ở đầu cành hay nách lá, dài 30 cm, cuống hoa và đài đều có lông nhung màu nâu. Hoa to, mọc đơn độc trên đốt trục cụm hoa. Cánh hoa màu trắng, cánh cờ không có lông, 2 bên gốc có cục chai. Quả đậu, dẹp, dài 15 cm, rộng 1,5 cm, có lông nâu phủ dầy. Hạt 3-6, hình trứng.

Sinh học và sinh thái: Mùa ra hoa tháng 6-8, quả tháng 9-12. Mọc tự nhiên ven rừng, ven đồi, rừng cây bụi.

Cây mọc hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi chỗ dãi nắng, trong rừng thưa, dọc suối, trong lùm bụi, ở độ cao 100 - 350m.

Ra hoa tháng 6 - 9, có quả tháng 9 - 12.

Phân bố:

- Trong nước: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh (Uông Bí), Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Nam (Ninh Thái).

- Thế giới: Trung Quốc.

Giá trị: Rễ củ được dùng làm thuốc có tác dụng thông kinh hoạt lạc, bổ nhuận phế, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm, nhức đầu, sốt, bí tiểu tiện.

Rễ củ chứa bột, có thể chế rượu. Cũng được dùng làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.

Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ được dùng làm thuốc bổ hư nhuận phế, cường cân hoạt lạc dùng trị ho do phế hư, viêm gan, đau lưng chân, sản hậu hư nhược, tứ chi yếu mỏi, các chứng loét và mụn nhọt.

Tình trạng: Khu cư trú bị thu hẹp do rừng thường xuyên bị chặt phá, khai thác nhiều để làm thuốc có thể dẫn đến cạn kiệt.

Phân hạng: VU A1c,d.