Mua tam thất nhất định phải biết tránh nhầm lẫn với các loài có tên Tam thất

Do tam thất có nhiều tác dụng tốt nên trên thực tế, người ta đã dùng nhiều vị thuốc "giả danh" tam thất. Do vậy, khi sử dụng vị thuốc quý này, cần biết những vị thuốc thường được dùng dưới tên gọi là tam thất, song không có những tác dụng như vị tam thất đã giới thiệu.

Hình ảnh củ tam thất nhiều người bán nhất hiện nay

Củ Tam thất khô

Nhân biết và phân loại các loại vị thuốc "giả danh" tam thất.

1. Tam thất gừng

Tên khoa học: Stahlianthus thorelii Gagnep., họ Gừng Zingiberaceae.

Tên khác: Khương tam thất

Cây này có hình thái thực vật giống cây nghệ, lá có mùi nghệ, được trồng nhiều ở Ba Vì. Ở mỗi gốc nhổ lên có rất nhiều củ nhỏ, có hình tròn dẹt. Trên thị trường đôi khi người ta đánh bóng vỏ rễ bằng một lớp màu đen, khi nhấm có vị đắng, mùi nghệ. Nhiều người đã mua nhầm.

Rễ củ thường được chữa sưng đau do ngã, phong thấp, đau nhức xương, thổ huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều, trùng độc cắn và rắn cắn. Cũng dùng chữa hành kinh chậm kỳ, máu xấu lởn vởn không tươi, ăn kém tiêu.

2. Cúc tam thất

Tên khoa học: Gynura japonica (L.f.) Juel. (tên đồng nghĩa: Arnica japonica L.f.; Cacalia segeta Lour.; Gynura segeta (Lour.) Merr.; Cacalia pinnatifida Lour.; Gynura pinnatifida (Lour.) DC.) họ cúc Asteraceae.

Tên khác: Kim thất nhật, cúc tam thất, thổ tam thất, bạch truật nam.

Cây thảo sống lâu năm, cao 50-110cm, lúc non màu tím tía. Rễ mầm tròn, trong có chất bột màu trắng, lúc tươi hơi có nhớt. Lá mọc so le sít nhau; phiến xoan, dài 10-25cm, rộng 5-10cm, xẻ thuỳ lông chim không đều, mép có răng to thưa, trên mặt lá đôi khi có nhiều đốm tím; cuống dài 2-4cm, có tai như lá kèm, hình buồm rộng. Cụm hoa đầu màu vàng sẫm đến vàng cam, có cuống dài, có lá bắc nhỏ; bao chung cao 1-5cm với vài lá bắc phía ngoài nhỏ. Quả bế có lông mào trắng

Chữa bị thương ứ máu sưng đau, thổ huyết, sau khi đẻ đau huyết khí. Người ta sử dụng nó như vị Tam thất, vì vậy mà có tên trên. Liều dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Thường dùng chữa bệnh phụ nữ có mang chán cơm, hay người gầy nóng ruột háu đói mà nhác ăn (có tác dụng bổ tỳ vị gần như Bạch truật, nên có tên gọi là Bạch truật nam). Dùng ngoài giã nhỏ đắp chữa sưng đau, mụn nhọt, rắn cắn.

3. Tam thất nam

Tên khác: Ngải máu, Cẩm địa la

Tên khoa học: Kaempferia rotunda L.

Thuộc họ Gừng - Zingiberaceae

4. Thổ tam thất

Tên khác: Thổ tam thất, nam bạch truật, kim thất giả, bầu đất dại, cỏ tàu bay, kim thất bodinier, ngải rít

Tên khoa học: Gynura pseudo-china (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Senecio pseudochina L.; Cacalia bulbosa Lour.; Gynura bodinieriLévl.; Senecio biflorus Burm.f.; Gynura biflora (Burm.f.) Merr.; Gynura integrifoliaGagnep.

Thuộc họ Cúc - Asteraceae

5. Vũ diệp tam thất

Tên khác: Tam thất hoang, sâm vũ diệp, trúc tiết nhân sâm, tam thất lá xẻ, sâm hai lần chẻ, hoàng liên thất

Tên khoa học: Panax bipinnatifidum Seem.

Tên đồng nghĩa: Aralia bipinnatifida (Seem.) C.B. Clarke; Panax pseudoginsengvar. bipinnatifidus (Seem.) H.L. Li

Thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae

6. Tam thất hoang

Tên khác: tam thất rừng, sâm tam thất, bỉnh biên tam thất, phan xiết

Tên khoa học: Panax stipuleanatus Tsai & Feng

Thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae