Cận cảnh Củ sâm Ngọc Linh 156 tuổi lớn nhất hiện nay được ngâm Rượu

Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam, sâm K5) là một loại sâm quý đặc hữu của Việt Nam, được được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 tại vùng rừng nguyên sinh Ngọc Linh, thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

CỦ SÂM NGỌC LINH 156 TUỔI VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI

Sâm Ngọc Linh của Việt Nam có chứa tới 52 saponine, gấp hơn 2 lần sâm Hàn Quốc và có hàm lượng thu suất toàn phần gấp 3 lần sâm Triều Tiên.

Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam, sâm K5) là một loại sâm quý đặc hữu của Việt Nam, được được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 tại vùng rừng nguyên sinh Ngọc Linh, thuộc địa phận 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Người sở hữu cây sâm Ngọc Linh lớn nhất Việt Nam hiện nay là TS Phùng Tuấn Giang (nhà thuốc Thọ Xuân Đường). Cây sâm 156 tuổi, chiều dài 80cm, to ngang 35cm và nặng 2,25kg.

Ngày 7/5 vừa qua, Tổ chức kỷ lục Guiness thế giới xác lập kỷ lục "Củ sâm Ngọc Linh lớn nhất thế giới" cho củ sâm nói trên. Trước đó, sâm Ngọc Linh cũng từng được Tổ chức kỷ lục châu Ấ xác lập nằm trong top 8 quà tặng châu Á.

"Chuyện to nhất, lớn nhất không phải là điều quan trọng, cái chính đây là tôn vinh vị thuốc rất quý của người Việt và giới thiệu nó ra thế giới", TS Phùng Tuấn Giang chia sẻ.

Theo TS Giang cho biết, sâm Ngọc Linh được đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay với những đặc tính vượt trội hơn hẳn sâm Hàn Quốc và sâm Mỹ...

Sâm Ngọc Linh có hàm lượng thu suất toàn phần cao hơn gấp 3 lần nhân sâm Triều Tiên, gấp 2 lần nhân sâm Trung Quốc và nhân sâm Mỹ.

Cận cảnh củ sâm Ngọc Linh 156 năm tuổi

Hình ảnh củ sâm Ngọc Linh 156 năm tuổi ngâm Rượu

Về mặt hóa học, thân và rễ củ sâm Ngọc Linh có tới 52 saponin, trong đó có 26 saponin thường thấy ở nhân Sâm Triều Tiên, Sâm Mỹ, Sâm Nhật và 26 saponin mới phát hiện.

Trong lá và cọng lá đã phân lập được 19 saponin damma – ran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Ngoài thành phần chính là saponin, trong sâm Ngọc Linh đã xác định 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và 0,1% hàm lượng tinh dầu.

Những nghiên cứu dược lý thực nghiệm của Sâm Ngọc Linh đã được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng chống stress vật lý, chống trầm cảm, ngăn ngừa oxy hóa, lão hóa và bảo vệ tế bào gan...

Đặc biệt MR2 chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần trong sâm Ngọc Linh có tác dụng tiêu tế bào lạ, tái tạo tế bào lành, hạn chế khối u phát triển, phòng chống các loại mầm mống gây ung thư, giảm đau và an thần cho bệnh nhân ung thư, tăng sức khỏe kỳ diệu cho những bệnh nhân suy kiệt.

Củ sâm Ngọc Linh to nhất giữa nhiều bình sâm vài chục năm tuổi

Trong giai đoạn chiến tranh, người Xê Đăng sống tại núi Ngọc Linh gọi đây là cây thuốc dấu chữa bách bệnh. Nhiều chiến sĩ bị thương thiếu thuốc, đau ốm, sốt rét đã được dân làng dùng sâm Ngọc Linh để cứu chữa, nhờ đó khỏi bệnh.

Tuy nhiên hàng thập niên trở lại đây, sâm Ngọc Linh đã bị săn lùng tuyệt diệt. Từ năm 1997, chính quyền địa phương mới bắt đầu vào cuộc bảo tồn loài sâm quý này bằng việc ươm trồng tại trại dược liệu.

Giới thiệu củ Sâm Ngọc Linh được xác lập Kỷ lục lớn nhất Thế Giới

Vì sao sâm Ngọc Linh lại quý như thế?

Trên thế giới, chúng ta được biết đến nhiều loại sâm như sâm Triều Tiên, sâm Hàn Quốc, sâm Mỹ… Ngày trước, để mua được những loại sâm này khá khó khăn và tốn kém. Thế nhưng, ngày nay, khi khoa học ngày càng phát triển, sâm Triều Tiên đã được nhân giống và trồng đại trà ở khắp nơi tại Hàn Quốc, thậm chí trồng cả ở Nhật Bản hay Bắc Mỹ… Chính bởi vậy, nhân sâm Triều Tiên trở thành một loại dược liệu phổ biến chứ không còn quý hiếm như trước.

Nhắc đến sâm Ngọc Linh người ta sẽ nghĩ ngay đến Tu Mơ Rông - một huyện miền núi, vùng cao, nằm ở phía Bắc tỉnh Kon Tum. Nơi đây nằm trên độ cao hơn 2.000 mét so với mực nước biển và được biết đến là “thủ phủ” của các dược liệu quý như Hồng đẳng sâm, Đương quy, Sơn tra, Ngũ vị tử. Đặc biệt, đây chính là quê hương của loài sâm quý - sâm Ngọc Linh.

Sau gần 20 năm sưu tầm và nhân giống sâm Ngọc Linh, ông Huỳnh Văn Liêm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum cho biết tỉnh hiện có khoảng 1.240 ha. Số lượng này tập trung chủ yếu ở huyện Tu Mơ Rông với hơn 1.190 ha, còn lại ở huyện Đăk Glei. Năm 2022, tỉnh này đặt mục tiêu trồng mới 500 ha sâm Ngọc Linh, trong đó, huyện Tu Mơ Rông được giao trồng 490 ha, còn lại tại huyện Đăk Glei. Kon Tum cũng kỳ vọng đến 2025 sẽ phát triển khoảng 4.500 ha sâm Ngọc Linh và khoảng hơn 10.000 ha cây dược liệu khác. Đến 2030, con số này tăng lên trên 10.000 ha sâm Ngọc Linh và tham vọng trở thành thủ phủ dược liệu lớn nhất Việt Nam.

Để trồng được loài sâm này cần phải đảm bảo các yếu tố trồng như: độ cao, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp thì cây mới có thể sống, sinh trưởng và có đầy đủ dược tính như sâm Ngọc Linh tự nhiên.

Đánh giá chất lượng của sâm Ngọc Linh, người ta dựa vào hàm lượng Saponin, đặc biệt là những Saponin có lợi cho sức khỏe. Đây là một thành phần hóa học tự nhiên thường gặp ở các loài thảo mộc và nó rất tốt cho sức khỏe con người.

Saponin là được coi là thành phần dược liệu quan trọng nhất của sâm. Trong sâm mà chứa hàm lượng Saponin càng nhiều thì sâm đó càng có chất lượng tốt. Các loại sâm như sâm Triều Tiên, sâm Hàn Quốc, sâm Mỹ có 26 Saponin với cấu trúc hóa học thông thường.

Trong khi đó, sâm Ngọc Linh của Việt Nam có đến 56 Saponin, nhiều hơn gấp đôi các loại sâm kia và đặc biệt, có đến hơn 20 loại Saponin chỉ sâm Ngọc Linh có mà các loài sâm khác không có.

Chính bởi vậy, sâm Ngọc Linh được coi là loại sâm quý nhất thế giới.

Một lý do nữa để sâm Ngọc Linh là loài sâm quý đó là chỉ có sâm Ngọc Linh của Việt Nam mới có hợp chất Saponin dammaran kiểu Ocotillol với Majonoside-R2 (MR2), nó chiếm hơn 50% hàm lượng Saponin trong sâm Ngọc Linh.

Có nhiều người thắc mắc rằng MR2 là gì mà lại khiến sâm Ngọc Linh Việt Nam trở thành loài sâm quý nhất thế giới? Chính là bởi hoạt chất này giúp sâm Ngọc Linh trị liệu được nhiều bệnh lý quan trọng so với các loài sâm khác như bệnh ung thư, chống khối u, trầm cảm… Ngoài ra, sâm Ngọc Linh có chứa tới 19 Saponin dammaran, trong đó có 8 Saponin có cấu trúc mới. Bên cạnh hàm lượng Saponin dồi dào, sâm Ngọc Linh còn chứa 17 loại acid amin, 20 chất khoáng vi lượng, hàm lượng tinh dầu là 0,1%.

Chính những hoạt chất quan trọng này đã làm nâng tầm giá trị của sâm Ngọc Linh Việt Nam và giúp nó trở thành loài sâm quý nhất thế giới.