Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu lá Hàm ếch - Saururus chinensis (Lour.) Hort. ex Loud

Ở Việt Nam, chi Saururus chỉ có 1 loài là Saururus chinensis (Lour.) Hort. ex Loud.)- Cây hàm ếch trong các bài thuốc dân tộc được cho là có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng, bệnh về đường tiết niệu, sởi, viêm thận phù thũng; viêm hạnh nhân, viêm mạch bạch huyết; thấp khớp tạng khớp; ung thư da, chữa trị nhọt và viêm mủ da, viêm vú, eczema, rắn cắn

Hàm ếch - Saururus chinensis

Chi Hàm ếch (Saururus L.) là một chi nhỏ của họ Giấp cá (Saururaceae) phân bố ở Đông Á và một số nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chi Saururus chỉ có 1 loài là Saururus chinensis(Lour.) Hort. ex Loud.) [5, 6].

Cây hàm ếch trong các bài thuốc dân tộc được cho là có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng, bệnh về đường tiết niệu, sởi, viêm thận phù thũng; viêm hạnh nhân, viêm mạch bạch huyết; thấp khớp tạng khớp; ung thư da, chữa trị nhọt và viêm mủ da, viêm vú, eczema, rắn cắn.

Về thành phần hóa học của cây hàm ếch các thông tin cho biết đã phân lập và nhận dạng các chất như: methyl-n-nonylketon, myristicin; quercetin, quercitrin, avicularin, hyperoside, rutin.... Đặc biệt, hoạt chất avicularin trong lá hàm ếch có tác dụng lợi tiểu kém hơn theophyllin song độc tính chỉ bằng 1/4. Các thông tin cũng cho biết rễ hàm ếch chứa methyl-n-nonyl-ceton, myristicin, còn ở phần trên mặt đất chứa hyperin, isoquercitrin, quercitrin-3-O-õ-glucopyranosyl (1-4) -ỏ-L-rhamnopyranosit, rutin [2, 7].

Phương pháp nghiên cứu

Lá hàm ếch được thu hái ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vào tháng 3 năm 2009.

Lá tươi (2 kg) được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3 giờ ở áp suất thường theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam . Hoà tan 1,5 mg tinh dầu đã được làm khô bằng natrisunfat khan trong 1ml metanol tinh khiết dùng để phân tích sắc ký và phân tích phổ.

Sắc ký khí (GC): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào detectơ FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc ký HP-5MS với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25 m m đã được sử dụng. Điều kiện phân tích theo Dược điển Việt Nam. Khí mang H2. Nhiệt độ buồng bơm mẫu (kĩ thuật chương trình nhiệt độ - PTV) 250oC. Nhiệt độ detectơ 260oC. Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt: 60oC (2 min), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút.

Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Việc phân tích định tính được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí và phổ ký liên hợp GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. Agilent Technologies HP 6890N/HP 5973 MSD được lắp với cột tách mao quản và vận hành sắc ký như ở trên với He làm khí mang.

Việc nhận dạng các cấu tử được thực hiện bằng cách so sánh các dữ kiện phổ MS của chúng với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện Willey/Chemstation HP. Trong một số trường hợp được kiểm tra bằng các chất trong tinh dầu đã biết hoặc chất chuẩn [1].

Kết quả nghiên cứu

Hàm lượng tinh dầu trong lá hàm ếch là 0,15% theo nguyên liệu tươi. Tinh dầu là chất lỏng có mùi thơm đặc biệt.

Thành phần hóa học của tinh dầu lá hàm ếch được thu hái ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa gồm hơn 40 hợp chất, trong đó có 30 hợp chất đã được xác định (chiếm 95,0% tổng hàm lượng tinh dầu). Thành phần chính của tinh dầu làsafrol (19,0%), myristicin (13,3%) vµ g-elemen (10,9%). C¸c cÊu tö kh¸c Ýt h¬n lµ germacren D (7,3%), β-elemen (7,3%), β-caryophyllen (6,8%), d-cadinen (4,5%), α-cubeben (2,9), α-copaen (2,6%), α-caryophyllen (2,5%), α-bergamoten (2,2%), α-bisabolen (1,9%), cadina-1,4-dien (1,9%), camphen (1,4%), bicyclogermacren (1,4%), germacren B (1,3%), bicycloelemen (1,0%), β-bisabolen (1,0%)  (bảng 1). Các chất còn lại phần lớn có hàm lượng từ 0,1% đến 0,9% (xem bảng).

Bảng. Thành phần hóa học của tinh dầu lá hàm ếch - Saururus chinensis (Lour.) Hort. ex Loud.

Kết luận

Hàm lượng tinh dầu trong lá hàm ếch - Saururus chinensis (Lour.) Hort. ex Loud. thu hái ở tỉnh Thanh Hóa là 0,1% (theo nguyên liệu tươi).

Thành phần hóa học của tinh dầu lá hàm ếch gồm hơn 40 hợp chất, trong đó có 30 hợp chất đã được xác định (chiếm 95,0% tổng hàm lượng tinh dầu). Thành phần chính của tinh dầu là safrol (19,0%), myristicin (13,3%) và g -elemen (10,9%).

Tài liệu tham khảo

  1. R. P. Adams, 2001: Identification of Essential Oil Components by Gas Chromatography/Quadrupole Mass Spectrometry, Allured Publishing Corp, Carol Stream, IL. 456 pp.
  2. Đỗ Huy Bích và cs., 2004: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, I: 894-895. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  3. Võ Văn Chi, 1996: Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb. Y học, Hà Nội.
  4. Bộ Y tế, 1997: Dược điển Việt Nam. Nxb. Y học, Hà Nội.
  5. Nguyễn Kim Đào, 2003: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, II: 113-114. Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
  6. Phạm Hoàng Hộ, 1999: Cây cỏ Việt Nam, I: 288. Nxb. Trẻ, tp. Hồ Chí Minh.
  7. Đỗ Tất Lợi, 1999: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: 493-494. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Đỗ Ngọc Đài, Trần Đình Thắng
Đại học Vinh
Tạp chí Sinh học, 6/2010: 32(3):71-73

Ghi chú: vết < 0,1; KI = Kovats index (chỉ số Kovats).