Tổng quan về Bệnh Bạch cầu cấp
Bệnh bạch cầu cấp là gì?
Bệnh bạch cầu cấp là ung thư mô tạo máu bao gồm tủy xương và hệ thống mạch bạch huyết. Khi bạn bị bệnh bạch cầu nói chung và bệnh bạch cầu cấp nói riêng thì tủy xương bắt đầu tạo ra nhiều tế bào bạch cầu bất thường. Các tế bào này không thực hiện chức năng bình thường của tế bào bạch cầu, phát triển nhanh hơn các tế bào bình thường và không dừng lại.
Nhìn chung, bệnh bạch cầu cấp được phân loại dựa vào tốc độ gây hại và loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng, bao gồm:
- Bạch cầu cấp tính hoặc mạn tính: bệnh bạch cầu cấp phát triển rất nhanh và làm bạn cảm thấy mệt ngay lập tức. Bệnh bạch cầu mạn tính phát triển chậm và không có triệu chứng trong nhiều năm;
- Bạch cầu dòng lympho hoặc dòng tủy: bệnh bạch cầu dòng lympho ảnh hưởng tế bào bạch cầu lympho. Bệnh bạch cầu dòng tủy ảnh hưởng các loại tế bào hạt, hồng cầu hoặc tiểu cầu.
Bệnh bạch cầu gồm 4 loại, bao gồm:
- Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho: thường xảy ra ở trẻ em;
- Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy: đây là loại thường gặp nhất của bệnh bạch cầu;
- Bệnh bạch cầu mạn dòng lympho;
- Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh bạch cầu cấp bao gồm:
- Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là ban đêm;
- Mệt mỏi và cảm thấy yếu mà không giảm dù đã nghỉ ngơi;
- Sụt cân;
- Đau nhức xương;
- Hạch lympho sưng, không đau (đặc biệt là hạch cổ và nách);
- Gan hoặc lách to;
- Chấm đỏ trên da, gọi là xuất huyết;
- Dễ chảy máu và bầm;
- Sốt hoặc lạnh run;
- Dễ nhiễm trùng.
Bệnh bạch cầu cấp cũng có thễ gây ra triệu chứng ở các cơ quan bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư, ví dụ như nếu ung thư xâm lấn hệ thần kinh trung ương thì sẽ có thể gây nhức đầu, buồn nôn và nôn ói, mất ý thức, mất trương lực cơ và động kinh.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp thường là mơ hồ và không đặc hiệu. Bạn sẽ dễ bỏ qua triệu chứng sớm của bệnh vì chúng rất giống với bệnh cúm và các bệnh thông thường khác.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân nào gây ra bệnh bạch cầu cấp?
Các chuyên gia vẫn chưa biết nguyên nhân gây bệnh bạch cầu cấp. Bệnh bạch cầu cấp có thể do vài tế bào bạch cầu bị đột biến DNA. Một số thay đổi khác có thể gây ra bệnh bạch cầu cấp.
Những bất thường này làm cho tế bào bất thường tăng trưởng, phân chia nhanh hơn và tiếp tục sống trong khi các tế bào bình thường sẽ chết. Ngoài ra, các tế bào bất thường này lấn áp các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu bình thường dẫn đến các triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp.
Nguy cơ mắc phải Những ai thường mắc bệnh bạch cầu cấp?
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Theo Viện ung thư Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 21,000 ca mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy và khoảng 6,000 ca bệnh bạch cầu cấp dòng lynpho.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa cấp như là:
- Tiếp xúc với tia phóng xạ mức cao;
- Từng được hóa trị và xạ trị để điều trị bệnh ung thư trước đây;
- Bất thường trong nhiễm sắc thể như hội chứng Down;
- Tiếp xúc với hóa chất như benzene và formaldehyde;
- Bệnh sử gia đình. Trong vài trường hợp, bệnh bạch cầu mạn dòng lympho có tính di truyền;
- Trung niên hoặc lớn tuổi, nam và da trắng;
- Đột biến gen (nhiễm sắc thể Philadenphia).
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp?
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường tiến hành một số xét nghiệm sau:
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu của bệnh bạch cầu cấp như da xanh do thiếu máu, sưng hạch lympho và gan lách to;
- Xét nghiệm máu: bằng việc quan sát mẫu máu, bác sĩ có thể xác định bạn có các tế bào bạch cầu hay tiểu cầu bất thường không – có thể liên quan đến bệnh bạch cầu;
- Tủy đô: bác sĩ có thể dùng kim mỏng dài để lấy mẫu tủy xương từ xương chậu. Mẫu mô được gửi tới phòng xét nghiệm để tìm kiếm tế bào ung thư. Các xét nghiệm chuyên biệt sẽ xác định tính chất tế bào ung thư nhằm giúp lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn cũng có thể được làm thêm các xét nghiệm khác để xác định loại ung thư và mức độ lan rộng. Vài loại bệnh bạch cầu được phân giai đoạn nhằm xác định mức độ nặng của bệnh. Giai đoạn bệnh giúp bác sĩ xác định kế hoạch điều trị.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bạch cầu cấp?
Những phương pháp điều trị bệnh bạch cầu thông thường bao gồm:
- Hóa trị: đây là cách điều trị chính cho bệnh bạch cầu bằng cách sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư;
- Liệu pháp sinh học: giúp cho hệ miễn dịch nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư;
- Liệu pháp nhắm trúng đích: bác sĩ sử dụng thuốc để tiêu diệt những mục tiêu chuyên biệt dễ bị tổn thương trong tế bào ung thư;
- Xạ trị: bác sĩ sẽ dùng tia X hoặc nguồn năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Trong suốt quá trình xạ trị, bạn nằm trên một cái bàn trong khi đó một cái máy lớn sẽ di chuyển xung quanh bạn, chiếu tia trực tiếp chính xác vào cơ thể bạn. Sẽ có những vùng được nhận nhiều tia hơn các vùng khác, đó là nơi các tế bào ung thư tập trung. Xạ trị có thể được dùng để chuẩn bị cho ghép tế bào gốc;
- Ghép tế bào gốc: đây là phương pháp thay thế tủy xương bị bệnh bằng tủy xương lành.
Chế độ sinh hoạt phù hợp Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bạch cầu cấp?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Mang áo quần bảo hộ để giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc tránh xạ trị liều cao;
- Tránh tiếp xúc với hóa chất benzene;
- Ngưng hút thuốc lá.
Tham khảo thêm những bài viết khác có liên quan đến Bệnh bạch cầu cấp, thảo dược và bệnh bạch cầu cấp, những nghiên cứu phương pháp điều trị căn bệnh này mới nhất hiệu quả nhất.
Tham khảo bài: Hạt dành dành chữa bệnh bạch cầu cấp