Ấu trùng sán lợn gạo làm tổ trong não
1. Nguyên nhân gây bệnh sán lợn gạo
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước ( rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch..) hoặc nhiễm từ các sản phẩm thịt không được nấu chín
2. Triệu chứng nhiễm sán lợn gạo
Bệnh sán dây trưởng thành thường không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt, một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc có triệu chứng thần kinh (suy nhược).
Những trường hợp nhiều sán, có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn (thường nhìn thấy trong quần lót khi thay ra vào cuối ngày làm việc); xuất hiện đốt sán theo phân (những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán bằng phẳng).
3. Biến chứng của bệnh sán lợn gạo
Các bệnh giun sán nói chung, khi vào cơ thể đều chiếm thức ăn, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực, gây rối loạn tiêu hoá.
Ấu trùng sán lợn gây nguy hiểm nhất là khi tấn công vào não và vào tim, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và có thể để lại các biến chứng. Trường hợp chui mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
4. Ăn sán lợn gạo bao lâu sẽ nhiễm bệnh?
Bệnh sán lợn gạo lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa.
- Ấu trùng sán dây lợn xâm nhập và phát triển ở các tổ chức cơ của lợn. Các nang sán tập trung thành từng hạt màu trắng đục, kích thước như hạt gạo, chính là hình ảnh ‘lợn gạo’ mà nhiều người biết đến. Con người ăn thịt lợn đó rồi bị nhiễm bệnh sán lợn gạo. Tuy nhiên, ấu trùng sán chết sau 1 giờ ở nhiệt độ 50-60 độ C. Vì vậy nếu không nấu chín thức ăn thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Ấu trùng sán dây lợn có trong phân của con người hoặc lợn mang bệnh. Khi không đảm bảo vệ sinh, ấu trùng đó sẽ lẫn vào rau, quả, nguồn nước. Con người sử dụng mà không rửa kĩ, nấu chín sẽ dễ dàng bị nhiễm bệnh sán dây lợn.
- Người chỉ mắc sán dây lợn nhưng không điều trị, đốt sán già trào ngược lên dạ dày, giải phóng ấu trùng sán. Như vậy, người đó từ việc nhiễm sán dây lại chuyển thành nhiễm kết hợp cả sán dây lợn và ấu trùng, làm bệnh nặng hơn rất nhiều.
Thời gian sống của sán dây lợn cũng như trứng sán trong cơ thể người có thể lên tới 10 - 20 năm.
Sau khi ăn phải sán lợn gạo, khoảng 10 - 15 ngày sau, xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA sẽ cho kết quả bệnh nhân có nhiễm sán hay không.
5. Sán lợn gạo chết ở nhiệt độ bao nhiêu?
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75o C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút. Vì vậy để phòng nhiễm sán lợn thì cần ăn chín, uống sôi.
6. Chủ động phòng bệnh sán lợn gạo và ấu trùng sán dây lợn
Để chủ động phòng bệnh sán lợn gạo và ấu trùng sán dây lợn, theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:
- Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.
- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.
- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo).
Phòng ngừa và điều trị Bệnh ấu trùng sán lợn
Có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng vệ sinh cá nhân và cải thiện điều kiện vệ sinh. Việc phòng ngừa bao gồm: nấu thịt heo chín kỹ, nhà vệ sinh hợp quy cách và tăng cường khả năng tiếp cận được nguồn nước sạch. Điều quan trọng để phòng ngừa lây lan là điều trị những người mắc bệnh sán lợn trưởng thành. Bệnh mà không ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể không cần điều trị. Điều trị những người mắc bệnh ấu trùng sán lợn ở não bằng praziquantel hoặc albendazole. Việc dùng thuốc có thể đòi hỏi thời gian dài. Steroid, để chống viêm trong thời gian điều trị, và thuốc chống co giật cũng có thể được dùng. Đôi khi phẫu thuật để loại bỏ nang sán.
Xem thêm: Chữa trị bệnh sán dây bằng Đông y từ nguyên liệu cực kỳ rẻ tiền
Phòng trị
Trị bệnh về đường ruột bằng thuốc đặc trị kết hợp với thuốc sổ. Bệnh nhân sẽ được uống thuốc đặc trị liều thấp, kết hợp với thuốc sổ tống sán ra ngoài và có thể quan sát, kiểm tra được đầu, thân, cổ của con sán
Trị não dùng praziquantel, methifolat, DEC. Phối hợp với corticoid và thuốc chống phù nề não.
Về da thì có thể phẫu thuật khi thật cần thiết vì yếu tố thẩm mỹ hoặc các u nang chèn ép các dây thần kinh. Tiêm hút dịch ở u nang, bơm 0,5 ml nước cất vào u nang để tiêu diệt đầu sán lợn.
Quản lý phân tốt, không ăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín. Nếu có bệnh sán lợn đường tiêu hoá thì cần tích cực điều trị để dự phòng bệnh u nang sán lợn dưới da.
Người bệnh không được phóng uế bừa bãi phân phải được xử lý đúng cách trước khi sử dụng.
Không được thả rông lợn.
Thịt lợn gạo không được tiêu thụ và ăn. Khi phát hiện thịt lợn gạo phải xử lý đúng quy định.
Không ăn thịt lợn tái, sống hoặc ăn tiết canh lợn.