Hình anh quả ô môi già tách lấy cơm và hạt
Mô tả cây cây Ô môi
Cây gỗ trung bình, cao 10 – 20 m, phân cành lớn, mọc ngang thẳng, vỏ thân nhẵn, những cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim với 8 - 20 đôi lá phụ dạng thuôn dài tròn cả hai đầu, dài 7–12 cm, rộng 4–8 cm, có phủ lông mịn, màu xanh bóng, gân rõ. Cụm hoa nở rộ khi lá rụng, dạng chùm dài mang hoa lớn, xếp thưa, màu hồng đậm, thõng xuống. Hoa màu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Quả hình trụ dẹt dài 40–60 cm, cong như lưỡi liềm, đường kính 3–4 cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt màu vàng cứng, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc.
Hình ảnh cây và quả Ô môi
Tên đồng nghĩa:
- Bactyrilobium grande Hornem.
- Bactyrilobium molle Schrader
- Cassia brasiliana Lam.
- Cassia brasiliana Lam. var. tomentosa Miq.
- Cassia brasiliensis Buc'hoz
- Cassia mollis Vahl
- Cassia pachycarpa De Wit
- Cathartocarpus brasilianus Jacq.
- Cathartocarpus erubescens Ham.
- Cathartocarpus grandis Pers.
Lá và quả ô môi
Công dụng và tác dụng của Ô môi
Người ta dùng Cơm quả dùng ăn chơi hoặc ngâm rượu làm thuốc có tác dụng giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, chữa đau lưng, đau xương, nhức mỏi.
Hạt ô môi ngâm nước nóng tới khi lớp vỏ cứng bong mềm ra, lấy nhân bên trong, đem nấu với nước đường cho mềm, dùng trong chè giải khát, tương tự như các loại hạt trong sâm bổ lương.
Cao cơm quả ô môi là thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.
Lá ô môi dùng tươi đem giã nát, xát vào những vết hắc lào, lở ngứa, có thể chữa khỏi. Lá ô môi sắc nước làm thuốc cũng có công dụng chữa đau lưng, nhức mỏi như cơm quả.
Với nhiều công dụng làm thuốc, cây ô môi còn được ví như là Canh ki na của Việt Nam, khiến nhiều người lầm tưởng cây ô môi là cây Canh ki na.
Hoa ô môi ở miền nam Việt Nam.
Hình ảnh hạt Ô môi