Độ tuổi mắc viêm amidan phổ biến nhất là trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và tuổi trung niên.
1. Triệu chứng viêm amidan
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của viêm amidan bao gồm sưng amidan, đau họng, khó nuốt và nổi hạch ở hai bên cổ.
- Viêm họng: Đây là triệu chứng rõ nhất của viêm amidan vì lúc này, amidan bị virus xâm nhập, tấn công các mô gây nên bị nhiễm trùng, đỏ, sưng lên.
- Lớp phủ màu trắng hoặc vàng bao phủ quanh amidan gây ứ đọng thức ăn, tích tụ vi khuẩn gây nên hôi miệng
- Nuốt khó hoặc đau
- Sốt
- Nổi hạch bạch huyết ở cổ
- Nói khó
- Đau dạ dày, đặc biệt là ở trẻ nhỏ
- Cổ cứng
- Đau đầu
Ở trẻ nhỏ không thể mô tả cảm giác của mình, dấu hiệu viêm amidan có thể bao gồm:
- Chảy nước bọt, do nuốt khó do họng bị đau
- Trẻ biếng ăn
- Quấy khóc bất thường
Khi nào đi khám bác sĩ?
Điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác nếu có các triệu chứng viêm amidan. Gọi cho bác sĩ nếu bị các triệu chứng sau:
Một cơn đau họng không biến mất trong vòng 24 đến 48 giờ
- Nuốt đau hoặc khó nuốt
- Cực kỳ yếu, mệt mỏi hoặc quấy khóc
- Khó thở, Khó nuốt, Chảy nước dãi
2. Điều trị viêm amidan
Tự điều trị tại nhà:
Viêm amidan là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn có thể dễ dàng điều trị tại nhà chỉ trong vòng 10 ngày là sẽ khỏi. Liệu pháp điều trị viêm amidan tại nhà bao gồm:
- Khuyến khích nghỉ ngơi: Người lớn ngủ nghỉ điều độ, tránh thức khuya. Đối với trẻ nhỏ, khuyến khích con bạn ngủ nhiều.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để giữ ẩm cho cổ họng và tránh mất nước.
- Ăn bổ sung đủ chất: Các món ăn lạnh có thể làm dịu cơn đau họng, kiêng đồ cay nóng gây kích ứng.
- Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch họng, súc miệng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
- Làm ẩm không khí: Sử dụng máy làm ẩm không khí, tránh không khí khô có thể gây kích ứng thêm cho cơn đau họng.
- Viên ngậm giảm đau: Trẻ em trên 4 tuổi có thể ngậm viên ngậm để giảm đau họng.
- Tránh các chất gây kích ứng: Tránh xa khói thuốc lá, hạn chế ra đường tránh khói bụi ô nhiễm.
Ngoài ra có thể tham khảo bác sĩ để kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc điều trị cho nhanh khỏi.
Khi nào nên cắt amidan?
Phẫu thuật cắt amidan (cắt amidan) là phương pháp được áp dụng phổ biến để điều trị dứt điểm viêm amidan. Các trường hợp dưới đây có thể áp dụng cắt amidan:
- Viêm amidan tái phát thường xuyên (hơn 7 lần/năm; 4 lần trong 2 năm liên tiếp),
- Viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan do vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh nhưng không khỏi hẳn (nhờn thuốc).
Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu viêm amidan dẫn đến các biến chứng khó kiểm soát, như:
- Khó thở khi ngủ
- Thở khó khăn
- Khó nuốt
- Áp xe ở cổ họng
Sau khi cắt amidan xong, có thể xuất viện ngay trong ngày nhưng chưa thể bình phục. Quá trình hồi phục thường từ 7 đến 14 ngày. Nên đến các cơ sở ý tế chuyên khoa để được thăm khám chính xác.
3. Nguyên nhân gây viêm amidan
Nguyên nhân gây viêm amidan là bởi các loại virus thông thường, nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân. Loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm amidan là Streptococcus pyogenes (streptococcus nhóm A), vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn. Các chủng strep và vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm amidan.
Các yếu tố gây viêm amidan:
- Tuổi tác: Viêm amidan thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hiếm khi ở trẻ dưới 2 tuổi. Viêm amidan do vi khuẩn phổ biến nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi, trong khi viêm amidan do virus phổ biến hơn ở trẻ nhỏ.
- Môi trường ô nhiễm: Trẻ em trong độ tuổi đi học tiếp xúc gần gũi với bạn bè và thường xuyên tiếp xúc với vi-rút hoặc vi khuẩn có thể gây viêm amidan.
4. Phòng ngừa viêm amidan
Các vi trùng gây viêm amidan do virus và vi khuẩn là bệnh truyền nhiễm. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là giữ vệ sinh cá nhân:
- Rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
- Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước, chai nước hoặc dụng cụ
- Thay bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán bị viêm amidan