Thồm lồm còn có tên gọi khác là: Đuôi tôm hoặc Lá lồm
Thồm Lồm, tên khoa học là Polygonum chinense L.. Đây là một loại cây thuộc họ rau Răm, mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta.
Cách chữa bênh đau dạ dày tại nhà bằng cây thồm lồm như sau:
Cây thồm lồm mọc dại ở các ruộng, rào bụi bờ đường và rừng thưa ở nhiều nơi nước ta. Cây có hoa màu trắng, quả màu đen và khi ăn có vị hơi chua.
Cách làm vô cùng đơn giản, chỉ cần rửa sạch và cho vào đun nước. Nếu muốn uống đặc thì cho ít nước. Đun sôi đến khi nào nước chuyển sang màu vàng là được, không nên để lá nhừ quá, có thể đun nước uống thay nước uống hàng ngày cũng được. Thồm lồm rất lành nên có thể yên tâm sử dụng mà không lo tác dụng phụ của nó.
Tham khảo thêm: Sau đây là một số bài thuốc Đông y chữa bệnh từ cây Thồm lồm:
1. Bài thuốc chữa chốc đầu, chốc mép, loét kẽ tai, viêm da nhiễm khuẩn: Dây thồm lồm 16g, Kim ngân hoa 16g, Cối xay 16g, Chỉ thiên 16g, Sài đất 16g, sắc uống ngày 1 thang. Kết hợp dùng Thồm lồm 20g, Lá trầu không 10g, Lá mỏ quạ 10g, rửa sạch, thêm 5g muối, giã nát, đắp lên vết loét.
2. Chữa mụn nhọt mưng mủ: Lá Thồm lồm, hoa Dâm bụt lá Trầu không, (3 thứ bằng nhau), đem giã nát, đắp lên mụn đang mưng mủ cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ.
3. Chữa mụn nhọt, lở loét lâu ngày không liền miệng: lá Thồm lồm, Chó đẻ răng cưa và lá Mỏ quạ, mỗi thứ 50g giã nát, đắp lên.
4. Chữa mẩn ngứa: Lá Thồm lồm 50g, lá Trầu không 30g, Ké hoa vàng 50g, tất cả dùng tươi, giã nát, xát nhẹ lên vết mẩn, ngày làm 1-2 lần sẽ khỏi.
5. Chữa lỵ, viêm họng: Thồm lồm 12g khô, sao với mật cho vàng. Sắc uống.