Các nhà khoa học đã cấy gen virut vào DNA của các tế bào phôi sinh, sau đó các tế bào này bắt đầu tạo ra các mảnh vỏ bọc của virus. Những thành phần này được tách ra, đem đông lạnh theo phương pháp đặc biệt, rồi sau đó đưa đi chụp X-quang.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát được chi tiết các protein tạo nên lớp vỏ này. Kết quả cho thấy nhờ cấu trúc nguyên tử mà chúng có thể bám chặt vào các thụ thể của những tế bào bị ảnh hưởng, và trong khả năng này chúng vượt xa virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp SARS.
Trong khi đó, việc bám vào bản thân các protein này khá khó khăn. Ví dụ, một số kháng thể có thể chống lại bệnh SARS lại bất lực trước coronavirus vì chúng không thể bám vào loại virus này.
Theo các tác giả của nghiên cứu, tất cả những điều này phần nhiều giải thích được tính lây nhiễm của coronavirus và tốc độ lây lan của bệnh dịch. Các nhà khoa học đang hy vọng những dữ liệu này giúp tìm ra loại thuốc có thể tiêu diệt virus ngay từ trước khi nó xâm nhập vào bên trong tế bào.
Nguồn: https://amp.dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cac-nha-khoa-hoc-kham-pha-ra-bi-mat-lay-nhiem-cua-coronavirus-20200219102651425.htm