Những lợi ích của đậu nành với sức khỏe. Uống đậu nành thường xuyên có tốt không?

Những lợi ích sức khỏe của đậu nành đến từ các chất dinh dưỡng, vitamin, và các hợp chất hữu cơ bao gồm một lượng đáng kể chất xơ và một lượng protein rất lớn. Về vitamin, đậu nành có chứa vitamin K, riboflavin, folate, vitamin B6, thiamin và vitamin C. Đối với khoáng chất, đậu nành có chứa một lượng đáng kể sắt, mangan, phốt pho, đồng, kali, magiê, kẽm, selen và canxi. Đậu nành cũng là một nguồn hợp chất hữu cơ và chất chống oxy hóa tốt, giúp tăng cường sức khỏe cho bạn.

Hạt đậu nành có thể tăng cường sức khỏe cho tim

Công dụng của đậu nành đầu tiên phải kể đến đó là có thể giúp giảm mức cholesterol và cải thiện các yếu tố nguy cơ khác cho bệnh tim. Mặc dù, cơ chế hoạt động chính xác của hạt đậu nành vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ, nhưng chất xơ, protein và axit alpha-linolenic (ALA) trong đậu nành có thể đóng một vai trò nhất định đối với cơ thể.

Đậu nành cũng chứa isoflavone và hợp chất này bắt chước estrogen đồng thời hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể. Trong một đánh giá của 35 nghiên cứu về mối liên quan này cho thấy rằng, ăn các sản phẩm đậu nành làm giảm đáng kể mức cholesterol LDL - là cholesterol có hại, đồng thời tăng mức cholesterol HDL - là cholesterol có lợi. Hơn nữa, nó còn được biết là có tác dụng đặc biệt ở những có lượng cholesterol cao.

Đậu nành có thể hỗ trợ giảm cân

Đậu nành rang có thể hỗ trợ giảm cân do hàm lượng protein cao. Sử dụng nhiều protein có thể tăng cường trao đổi chất và tăng cảm giác no, do đó sẽ giúp hỗ trợ giảm cân rất tốt.

Protein trong đậu nành có thể hoạt động với chất xơ đồng thời isoflavone cũng cung cấp thêm lợi ích cho quá trình chuyển hóa chất béo và giảm cân.

Trong một nghiên cứu được thực hiện kéo dài trong 8 tuần ở 30 người trưởng thành bị bệnh béo phì, những người này được tuân thủ theo chế độ ăn ít calo với protein đậu nành và kết quả cho thấy, những người ăn chế độ này đã giảm được lượng mỡ trong cơ thể nhiều hơn đáng kể so với những người ăn chế độ ít calo với chủ yếu protein là động vật.

Đậu nành hỗ trợ chắc khỏe xương và tăng cường đề kháng

Đậu nành có khả năng chống loãng xương. 33% tổng năng lượng của đậu nành là đạm chất lượng cao, loại đạm này có chứa các axít amin chủ yếu giúp ngăn ngừa chứng loãng xương ở nữ giới, chất isoflavones trong đậu nành có thể làm giảm khả năng mất canxi trong xương, nhất là từ đốt sống ngang lưng và hông ở phụ nữ giai đoạn hậu mãn kinh.

Đậu nành còn chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali, photpho, magie, canxi, vitamin D và phytoestrogen - một hợp chất giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn, góp phần giúp xương chắc khoẻ. Để việc hỗ trợ xương chắc khỏe hiệu quả hơn, nhiều sản phẩm sữa đậu nành còn bổ sung thêm canxi và vitamin D.

Ngoài ra, vitamin A, E, kẽm, selen trong đậu nành còn tham gia vào miễn dịch, góp phần tăng cường sức đề kháng.

Hỗ trợ da đẹp, dáng xinh

Đậu nành từ trước đến giờ vẫn được phái đẹp ưu ái nhờ có nhiều công dụng với làn da và sắc vóc. Đậu nành cung cấp hàng loạt vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin A, E, PP, B12 nuôi dưỡng tái tạo, ức chế sắc tố melanin, loại bỏ thâm, sạm, cải thiện tình trạng không đều màu, mang đến vẻ trắng sáng cho làn da.

Dưỡng chất isoflavone trong đậu nành còn giúp dưỡng trắng da, ngăn ngừa lão hóa. Điểm đặc biệt nổi bật khác của đậu nành là có nhiều isoflavone, giúp giữ mô liên kết dưới da và hỗ trợ chuyển hóa hấp thu, bảo vệ tế bào, tham gia vào phòng chống một số bệnh ung thư liên quan đến nội tiết nữ. Ngoài ra, năng lượng trong sữa đậu nành thấp hơn các loại sữa khác, chất đạm cao và chất béo lại thấp nên hỗ trợ cho phụ nữ trong việc kiểm soát cân nặng và vóc dáng.

Uống đậu nành thường xuyên có tốt không?

Bất cứ loại thực phẩm nào cũng vậy, dù có chứa nhiều chất dinh dưỡng hay mang lại nhiều tác dụng tốt đến đâu thì bạn cũng không nên lạm dụng. Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 1 ly nước đậu nành thôi là đã cực kỳ tốt cho sức khỏe rồi đấy!

Khi uống sữa đậu nành, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau để phát huy tối đa công dụng của thức uống này nhé:

- Sữa đậu nành có thể dùng cho trẻ em từ 1 tuổi đến 5 tuổi để thay thế một phần sữa động vật, nhưng không nên thay thế hoàn toàn.

- Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.

- Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ không nên ăn cam, quýt, vì các acid và vitamin trong cam, quýt sẽ tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

- Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1 - 2 giờ.

- Không dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành vì loại đường này có acid hữu cơ, khi kết hợp với protein trong sữa sẽ sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe.

- Không đựng sữa trong phích nước nóng vì chất xúc tác của sữa tác dụng lên các chất cáu bẩn trong phích sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, khi uống sữa dễ bị đau bụng, tiêu chảy.

- Sữa đậu nành để lâu rất dễ hỏng, cần pha natri benzoat với liều lượng 600 mg trong mỗi kg sữa khi bảo quản.