Những loại trà là đồ uống giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm kháng insulin

Trà không đường là một lựa chọn đồ uống ít calo cho người bệnh tiểu đường vì không làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Trà chứa các hợp chất hoạt tính giúp kiểm soát đường huyết và giảm viêm.

Trà xanh, trà hoa cúc, trà hoa dâm bụt là những đồ uống giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm kháng insulin.

1. Trà tía tô đất

Nghiên cứu của Đại học Khoa học Y tế Iran cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp hai tiêu thụ viên nang chiết xuất từ tía tô đất trong 12 tuần cải thiện kiểm soát đường huyết và các yếu tố nguy cơ tim mạch. Dựa trên kết quả này, các nhà nghiên cứu cho rằng, uống trà tía tô đất có thể có những tác dụng tương đương, giúp kiểm soát đường huyết.

2. Trà quế

Trà quế góp phần giảm lượng đường trong máu. Theo một nghiên cứu của Bồ Đào Nha, 30 người có lượng đường trong máu bình thường uống khoảng 103,5 ml trà quế trước khi uống dung dịch đường, cho thấy lượng đường trong máu thấp hơn so với nhóm chỉ uống dung dịch đường.

3. Trà nghệ

Củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin. Các nhà khoa học Canada nghiên cứu trên người và động vật chỉ ra, curcumin làm giảm lượng đường trong máu bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và hấp thu glucose của các mô.

Uống trà thêm đường hoặc mật ong có thể ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Người bệnh tiểu đường nên uống trà không đường để tránh tăng đường huyết. Để tạo hương vị, người bệnh có thể thêm chanh, quế, các loại trái cây hoặc thảo mộc khác thay vì đường. Trà đóng gói có thể chứa thêm đường, vì vậy, bạn nên kiểm tra thành phần trước khi sử dụng.

4. Trà đen

Nghiên cứu của Trung Quốc cũng cho thấy, trà đen và cả trà xanh đều có tác dụng bảo vệ chống lại sự phát triển của một số bệnh gồm cả tiểu đường và các biến chứng, giúp kiểm soát đường huyết. Theo nghiên cứu của Thái Lan, uống trà đen làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn. Kết quả này đúng cho cả người khỏe mạnh và người bệnh tiền tiểu đường.

5. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có thể tối ưu hóa điều chỉnh lượng đường trong máu và bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng oxy hóa dẫn đến các biến chứng tiểu đường. Nghiên cứu của Đại học Khoa học Y tế Tabriz (Iran) trên 64 người bệnh tiểu đường cho thấy, người uống trà hoa cúc 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần cải thiện đáng kể đường huyết và chất chống oxy hóa.

6. Trà hoa dâm bụt

Nghiên cứu của Đại học Hoằng Quang (Đài Loan, Trung Quốc), trà dâm bụt có thể làm giảm kháng insulin. Chiết xuất polyphenol từ hoa dâm bụt có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin và có thể là chất bổ trợ ngăn ngừa bệnh thận do tiểu đường. Nghiên cứu khác của Iran, uống trà dâm bụt hai lần một ngày trong một tháng cũng có thể giảm tăng huyết áp ở người bệnh tiểu đường.

7. Trà xanh

Theo nghiên cứu của Đại học Wisconsin (Mỹ), lá trà chứa nhiều polyphenol và caffeine, có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, ngăn chặn tăng đường huyết, tăng cường khả năng miễn dịch và làm giảm tổn thương tế bào thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra. Trà xanh giúp giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu. Nghiên cứu của Đại học Kyushu (Nhật Bản) cho thấy, uống hơn 7 tách trà xanh mỗi ngày giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở phụ nữ.

Đường huyết hay mức nồng độ đường máu hoặc đường trong máu là lượng glucose hiện diện trong máu của một người hay động vật. Cơ thể quy định lượng đường trong máu như là một phần của chuyển hóa cân bằng nội môi.

Đường huyết là gì? Tăng giảm đường huyết có nguy hiểm không?

Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Thông thường đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trong và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này tăng hay giảm xuống quá nhiều so với mức độ bình thường thì đây là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể.

Đường huyết tăng

Đường huyết tăng là hiện tượng có quá nhiều đường (glucose) trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Nếu chỉ số đường huyết ở người bình thường lúc đói >= 1,26 g/l thì đó được coi là đường huyết tăng còn sau khi ăn đường huyết >=2g/l thì đó gọi là tăng đường huyết sau bữa ăn.

Các lý do khiến insulin không được bài tiết đủ để giải quyết lượng đường trong máu sẽ dẫn tới tình trạng đường huyết tăng. Nếu tình trạng này kéo dài thì bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường xuất hiện.

Hạ đường huyết

Ngược lại với đường huyết tăng là tình trạng hạ đường huyết, đây là hiện tượng đường huyết trong máu xuống thấp hơn bình thường mà nguyên nhân chủ yếu là do dùng quá liều insulin hay thuốc uống, hoặc tiêm insulin không đúng kỹ thuật.

Một số trường hợp hạ đường huyết xảy ra ở những người hay bỏ bữa hay phải ăn muộn, người phải làm việc mệt nhọc hay tập luyện thể lực quá nhiều, người đang bị đau ốm hoặc uống rượu lúc đói…

Ở các trường hợp hạ đường huyết bệnh nhân thường cảm thấy cồn cào, xót ruột, đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi,tim đập nhanh, run tay, đánh trống ngực và vã mồ hôi.

Nói chung, dù là tăng hay hạ đường huyết đều là những dấu hiệu không bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe. Chưa nói đến việc không được phát hiện kịp thời nhiều người bị tăng, hạ đường huyết còn đối diện với nhiều nguy cơ nguy hại đến tính mạng.

Đường huyết thấp khiến cơ thể bị thiếu năng lượng và gây nên tình trạng mệt lả, chóng mặt, đột quỵ … còn đường huyết quá cao khiến mọi phản ứng sinh học bị xáo trộn. Chất đạm, chất béo không được chuyển thể như bình thường khiến chất mỡ tích lũy một cách thái quá, chất đạm bị phân hủy một cách cường điệu do phản ứng sai lầm của cơ thể trong tình trạng chất đường trong máu tăng cao quá lâu. Từ đó gây xơ vữa động mạch, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận,hoại tử mô mềm, dị ứng … và nhiều nguy cơ khác….

Vậy thế nào là đường huyết an toàn?

Khi kiểm tra đường huyết, chỉ số đường huyết như sau được coi là an toàn :

Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).

Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).

Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Tùy theo từng lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng … mà mức đường huyết an toàn của mỗi người có thể khác nhau tuy nhiên sự khác nhau này là không nhiều lắm.

Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết đó là việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên sau bữa ăn và trước bữa ăn. Việc theo dõi giúp bạn đánh giá được đường huyết của mình,từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống cho phù hợp. Loại máy đo đường huyết đang được khuyên dùng đó là máy đo đường huyết Omron, thương hiệu này đã có từ lâu và được nhiều bác sỹ khuyến nghị nên dùng. Kiểm soát đường huyết cũng chính là kiểm soát sức khỏe bạn và gia đình.