Phát triển vaccine ngừa bệnh dị ứng phấn hoa cây ngải cứu

ột nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Vienna (Áo) đã phát hiện ra cơ chế gây dị ứng với phấn hoa ngải cứu, từ đó đặt nền móng cho sự phát triển của loại vaccine phòng ngừa bệnh...

Ngải cứu thường ra hoa vào mùa hè, khoảng tháng 7 đến tháng 9. Giai đoạn này là thời điểm nguy hiểm đối với những người bị dị ứng. Nhiều người có cơ địa dị ứng sẽ rất khó chịu, thậm chí có thể gia tăng bệnh hen suyễn khi hít phải phấn hoa ngải cứu

Hiện tại, các phương pháp điều trị duy nhất dành cho khoảng 10% dân số nhạy cảm với phấn hoa ngải cứu này chỉ là giảm triệu chứng.  

Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Sinh lý bệnh, Nhiễm trùng và Miễn dịch học của Đại học Y khoa (Vienna-Áo) đã tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng phấn hoa ngải cứu. Họ đã tìm được vị trí và cách thức các kháng thể immunoglobulin E (IgE) kích hoạt phản ứng miễn dịch khi gặp phấn hoa ngải cứu. Đồng thời cũng phát hiện ra rằng, chất gây dị ứng phấn hoa ngải cứu có cấu trúc dễ bị ngăn chặn bởi các kháng thể IgG (immunoglobulin G). 

Nghiên cứu cũng cho thấy, một trong những thành phần của chất gây dị ứng phấn hoa ngải cứu cung cấp các vị trí gắn kết quan trọng cho các kháng thể IgE gây bệnh ở những người bị dị ứng. Nhờ đó sẽ tìm được cách chế ngự các phản ứng dị ứng.

Các nhà nghiên cứu cho hay, từ các thành phần của chất gây dị ứng phấn hoa ngải cứu này có thể tạo được liệu pháp điều trị dị ứng hiệu quả và an toàn. 

Những phát hiện này là tiền đề cho việc phát triển vaccine chống dị ứng với phấn hoa ngải cứu và sẽ là cứu cánh cho nhóm người có cơ địa dị ứng với phấn hoa ngải cứu. Theo skđs

Nhiều người khó chịu, thậm chí có thể gia tăng bệnh hen suyễn khi hít phải phấn hoa ngải cứu.