Bài thuốc chữa đau dây thần kinh hông và xương khớp

Đau dây thần kinh và đau xương khớp là bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi khắc nhau bệnh thường phát triển mạnh vào mua lạnh đặc biệt ở người già và người ít vận động như nhân viên văn phòng … dưới đây xin giới thiệu những món ăn và bài thuốc chữa những chứng bệnh này hiệu quả từ nguyên liệu dễ kiếm có giá thành phù hợp.

Đau dây thần kinh hông

Bài 1: Chữa Đau dây thần kinh hông

Đau dây thần kinh hông là gì?: Đau dây thần kinh hông  (còn gọi là đau dây thần kinh tọa) chủ yếu là đau các rễ thần kinh vùng thắt lưng (từ L5 đến cùng 1) và thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng. Đặc điểm của đau dây thần kinh hông là đau lan dọc thao đường đi của dây thần kinh hông. Đường đi của dây thần kinh này bắt đầu từ thắt lưng (L5) đi xuống mông dọc theo hai mặt sau của đùi xuống cẳng (còn tùy thuộc vào rễ bị đau là L5 hay cùng 1).

Đau dây thần kinh hông có thể đau cấp tính hoặc đau mãn tính.

Thế đau cấp tính: Người bệnh đau dữ dội trong vài ngày, vài tuần có khi lâu hơn và khi dùng thuốc giảm đâu sẽ có tác dụng, vì vậy khi dùng thuốc mà không có tác dụng thì cần được hội chuẩn để có hướng điều trị khác.

Thể mãn tính: Bệnh không được điều trị dứt điểm từ đầu thì có thể trở thành mạn tính, khi đó người bệnh thấy hay đau âm ỉ ở vùng mông và vùng thắt lưng. Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển thành liệt nhẹ hoặc teo cơ.

Điều trị đau dây thần kinh hông.

Nếu bị bệnh đau dây thần kinh hông thì việc điều trị theo nguyên nhân là tốt nhất. Do vậy biện pháp tìm nguyên nhân chính xác là rất quan trọng. Muốn làm được điều này bệnh nhân cần đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh để có hướng điều trị đúng. Điều trị theo triệu chứng giảm đau, hạn chế làm căng dây thần kinh hông. Trong giai đoạn cấp tính người bệnh nên nằm yên trên giường có nền cứng, phẳng dùng một chiếc gối đặt vào khoeo chân làm cho đầu gối hơi gập lại để làm chùng dây thần kinh hông, động tác này giúp cho giảm đau đáng kể trong cơn đau cấp tính. Đây chỉ là bệnh pháp tình thế giải quyết giảm đau khi cơn đau cấp tính, tiếp theo là phải đến cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị đúng phác đồ. Đối với loại bệnh mãn tính nên tập thể dục nhẹ nhàng, đúng động tác. Có thể điều trị kết quả bằng kết hợp đông tây y (xoa bóp, bấm huyệt, thủy châm, điện châm, thuốc đắp, thuốc uống….) nhưng phải do thầy thuốc đông y hoặc lương y khám và điều trị.

Cách phòng tránh bệnh đau dây thần kinh hông?

Không mang vác nặng, đặc biệt là khi mang, vác vặt nặng không đúng tư thế (tư thế bị lệch). Khi có hiện tượng dây thần kinh hông bị đau, đặc biệt là sau khi mang vác vật nặng, lệch tư thế cần đến cơ sở y tế để được khám và xác định, không tự tiện kéo, nắn hoặc làm các động tác thô bạo khác. Khi đã bị đau dây thần kinh hông cần được đi khám bởi thầy thuốc chuyên khoa thần kinh và tuân thủ các chỉ dẫn điều trị.

Bài 2: Rượu ngâm dâu tằm chữa đau mỏi lưng

Trai dâu tằm ngâm rượu có công dụng chữa chứng đau mỏi lưng rất hay. Chọn rượu trắng loại ngon, ngâm dâu cùng vị thuốc ngũ gia bì và đỗ trọng. Mỗi ngày uống một chén nhỏ, hâm cho rượu âm ấm thì hiệu quả giảm đau cao hơn.

Bài 3: Cây cỏ xước

Dùng 50g cây cỏ xước nấu với 2 chén nước đẻ uống trong ngày. Để tránh đau mỏi lưng, bạn cần năng tập thể dục, tránh ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế…

Bài 4: Chữa đau nhức xương bằng rễ cây nhót

Đơn thuốc: Rễ cây nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò 500g.

Cách dùng: Đổ nước vào nấu kỹ , thành món chân giò hầm. Ăn thịt và uống nước thuốc.

Bài 5: Bài thuốc chữa đau mỏi lưng bằng đậu đen

Lấy 50g đậu đen nấu với 30g đỗ trọng và 200 – 300g xương sống heo (hoặc đuôi heo) để dùng.

Bài 6: Bệnh phong thấp

Là chứng bệnh làm đau nhức, sưng đỏ các khớp xương, bắp thịt, và một số cơ quan khác trong cơ thể.

Đơn thuốc: Hà thủ ô 20g, sinh địa 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiên 12g, bồ công anh 12, thiên niên kiện 12, dây đau xương 10g.

Cách dùng: Phương thuốc trên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng bệnh nhân mà áp dụng. Thang này có thể dùng dưới hai hình thức như ngâm rượu hoặc sắc uống.

Nếu ngâm rượu: Cứ 1 thang thuốc trên cần ngâm với 1 lít nước, tức 1.000ml rượu trắng 40 độ, để trong 3 ngày lại thêm 500g (nửa cân) đường hòa tan vào 500ml nước đun sôi để ngoại, đổ chung vào với rượu đã ngâm thang thuốc trên. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần từ 10 – 20ml trước lúc đi ngủ, uống liên tục trong 1 – 2 tháng.

Dùng thuốc sắc: Mỗi thang trên cho vào 500ml nước đun nhỏ lửa, đậy kín ấm đến khi cạn còn khoảng 150 – 200ml thì ngừng sắc. Gạn nước thuốc ra chia đôi, uống mỗi lần ½ số nước đó, uống nóng, Dùng liên tục từ 20 – 25 ngày.

Bài 7: Chữa thấp khớp bằng cây đại bi

Đơn thuốc: Đại bi (thân, rễ) khô 20g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 20g, thiên niên kiện 20g.

Cách dùng: Tất cả các vị trên đem sắc uống, ngày 1 thang.

Bài 8: Chữa phong thấp, thấp khớp bằng cây đinh lăng

Đơn thuốc: Rễ đinh lăng 12g. Cối xay, hà thủ ô, huyết rồng, cỏ rễ xước, thiên niên kiện, tất cả 8g. Vỏ quýt, quế chi 4g (Riêng vị quế chi bỏ vào sau cùng khi sắp nhấc ấm thuốc xuống).

Cách dùng: Đổ 600ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi còn nóng.

Bài 9: Chữa phong thấp và đau chân bằng gấc

Đơn thuốc: Gốc dây gấc, đơn gối hạc, mộc thông, tỷ giải mỗi vị 15g.

Cách dùng: Sắc uống hoặc ngâm, rượu xoa bóp cũng chữa phong thấp, sưng chân.

Bài 10: Bài thuốc chữa tê thấp bằng lá mơ

Đơn thuốc: Lá mơ, gừng, đường trắng một lượng vừa đủ.

Cách dùng: Lấy lá mơ sắc lên với gừng, cho thêm đường uống. Lấy nước sắc này (không thêm đường) xoa bóp vào chỗ đau nhức do tê thấp càng mau có hiệu quả.

Bài 12: Chữa đau lưng và dây thần kinh bằng ớt

Qủa ớt vị cay, tính nóng, có tác dụng tiêu đờm, ôn trung. Rễ ớt có tác dụng làm hoạt huyêt, tán thũng. Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.

Đơn thuốc: Ớt lấy cả cây, rượu trắng.

Cách dùng: Qủa ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ ½ (một phần ớt tươi 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phải khô, tán bột viên làm cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác).