Tự kỷ là một tình trạng phổ biến ở trẻ. Có các tổ chức, nhóm hỗ trợ, chuyên gia về sức khỏe tâm thần và những người thân sẵn sàng hỗ trợ cha mẹ và trẻ tối đa.
Theo chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh - Đơn vị tâm lý – Khoa Sức Khỏe Trẻ Em – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), tự kỷ là một tình trạng phổ biến, cứ 54 trẻ thì có 1 trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Các biện pháp can thiệp đã giúp nhiều trẻ tự kỷ tiếp tục có một cuộc sống ý nghĩa. Có các tổ chức, nhóm hỗ trợ, chuyên gia về sức khỏe tâm thần và những người thân sẵn sàng hỗ trợ cha mẹ và trẻ tối đa.
Nghiên cứu chỉ ra rằng cha mẹ của trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ chịu nhiều căng thẳng hơn so với cha mẹ của trẻ phát triển bình thường. Khi cường độ các hành vi không mong muốn ở trẻ em tăng lên, mức độ căng thẳng và trầm cảm của người chăm sóc cũng tăng theo.
Nhiều đặc điểm của chứng tự kỷ như trẻ có hành vi hung hăng, khiếm khuyết về ngôn ngữ hoặc không có khả năng tự lập sẽ góp phần vào sự mệt mỏi và kiệt sức mà nhiều người chăm sóc phải trải qua.
Cha mẹ có thể vật lộn với buồn bã, tức giận, thậm chí là vô vọng. Liên tục chăm lo trẻ tại các hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể khiến cha mẹ mất nhiều thời gian, năng lượng và tiền bạc, dẫn đến kiệt quệ và áp lực tài chính.
Để vượt qua những thách thức này, cha mẹ nên nghiên cứu và sẵn sàng cho bất kỳ các dịch vụ hỗ trợ. Cùng với đó, cha mẹ có thể dựa vào gia đình và bạn bè để hỗ trợ.
Nếu những người chăm sóc bắt đầu lo lắng hoặc trầm cảm, nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia. Bên cạnh đó, có thể tìm một nhóm hỗ trợ tại địa phương bởi các thành viên có thể cung cấp nhiều thông tin quan trọng và cùng nhau chia sẻ cảm xúc.
Ngoài ra, nên chăm sóc bản thân để sạc năng lượng. Trong đó, tìm kiếm những người tích cực và tránh những người làm tiêu hao năng lượng tích cực của bạn.