Sau khi đào giếng người xưa sẽ thả vào đó 2 con rùa. Hành động tưởng chừng kỳ lạ, nhưng khi biết được lý do chúng ta sẽ khâm phục trí tuệ của họ.
Do chưa có thiết bị hiện đại để cung cấp nguồn nước, nên việc đào giếng sẽ giúp người xưa tích trữ và tìm kiếm nguồn nước phục vụ đời sống, sinh hoạt hàng ngày.
Tại sao phải thả rùa vào giếng?
Lý do đầu tiên, rùa có thể phát hiện chất lượng nước. Rùa có yêu cầu về chất lượng nước khá cao, nếu chất lượng nước kém thì rùa không sống nổi.
Hơn nữa, người xưa chưa có công cụ thiết bị hiện đại để kiểm tra chất lượng nguồn nước sử dụng như ngày nay. Vì vậy, họ sẽ không phát hiện được mạch nước ngầm chứa chất độc hại hay không.
Lúc này rùa được thả xuống, vài ngày sau rùa vẫn còn sống chứng tỏ nguồn nước trong giếng đã an toàn để sử dụng.
Ngoài ra, việc này còn để con người bảo vệ bản thân trong trường hợp có ai đó bỏ chất nguy hiểm xuống giếng.
Cuối cùng, rùa là biểu tượng của sự trường thọ, may mắn. Người xưa thả rùa trong giếng với mong muốn gia đình luôn gặp may mắn, sống trường thọ.