Cây dược liệu cây Nữ lang nhện - Valeriana jatamansi Jones

Theo Đông Y Nữ lang nhện có tác dụng Giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào. Trước đây dùng điều trị nhức đầu, đau dạ dày, đau các khớp xương, thuỷ thũng, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt. Tên khoa học: Valeriana jatamansi là một loài thực vật có hoa trong họ Kim ngân. Loài này được Jones miêu tả khoa học đầu tiên năm 1790.

1. Hình ảnh mô tả Cây Nữ Lang Nhện - Valeriana Jatamansi là một loài thực vật có hoa trong họ Kim ngân.

Nữ lang nhện, Sì to, Liên hương thảo - Valeriana jatamansi Jones., thuộc họ Nữ lang - Valerianaceae.

Tên khác: Sì to, Liên hương thảo

Tên khoa học: Valeriana Jatamansi Jones

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-50cm, to 4-6mm, có lá không nhiều, mọc đối, nguyên, kéo dài, thuôn, các lá ở thân nhỏ, phiến hình tim, to 3-6x 2,5-4cm, mỏng, có lông, mép có răng không đều; cuống 6-7cm, có lông. Trục đứng cao 20-40cm, mang 1-3 nhánh; hoa màu hồng, thành xim đơn phân; lá bắc hẹp dài. Quả bế dẹp, cao 3mm, một bên có một sóng, một bên có 3 sóng, ở đỉnh có mào lông dài do đài biến thành.

Hoa tháng 10-2.

Cây Nữ Lang Nhện - Valeriana Jatamansi

2. Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Toàn cây và thân rễ - Herba et Rhizoma Valerianae. Thân rễ to bằng ngón tay nhỏ, xám sẫm và mang một bó sợi màu nâu đo đỏ, mỏng, dựng đứng do cuống của lá ở gốc.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc khá phổ biến ở những chỗ ẩm ướt dựa vực, suối ở Sapa và vùng phụ cận (Bắc Hà) của tỉnh Lào Cai, ở Hà Giang, Nghệ An. Một số gia đình người Mèo đã đưa cây về trồng làm thuốc với tên Sì to. Về mùa xuân và hạ, thu hái cả cây dùng tươi, về mùa đông đào thân rễ rửa sạch, phơi khô trong râm để dùng.

Thành phần hoá học: Thân rễ chứa tinh dầu, một chất acid kết tinh, acid jatamansic.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm; có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào.

Công dụng: Thuở xưa được xem như là một hương liệu thuộc loại quý. Người ta cũng sử dụng làm thuốc như Hiệt thảo để trị: nhức đầu, đau dạ dày, đau các khớp xương, thuỷ thũng, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương, mụn nhọt.

Liều dùng uống trong: 9-15g toàn cây, dạng thuốc sắc. Hoặc thân rễ 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc ngâm rượu, hoặc nghiền nhỏ thành bột uống mỗi lần 0,6-1,5g.

Dùng ngoài lấy thân rễ với lượng thích hợp đập nhỏ, đắp vào chỗ đau.

Ở Ấn Độ, người ta dùng để trị động kinh, hysteria và co giật, cũng dùng chữa chứng tim đập nhanh; có khi dùng trị đau ruột.

Đơn thuốc:

1. Chữa đau dạ dày do co thắt, sốt cao hoảng hốt: Ngày dùng 1-4g dưới dạng bột, cao mềm hoặc thuốc hãm 10%.

2. Đau dạ dày: Toàn cây tươi 0,1g, sắc uống, hoặc 0,9g thân rễ tán nhỏ uống với nước nóng.

3. Hoa Cây Nữ Lang Nhện - Valeriana Jatamansi

Loài của Ấn Độ, Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc khá phổ biến ở những chỗ ẩm ướt dựa vực, suối ở Sapa và vùng phụ cận (Bắc Hà) của tỉnh Lào Cai, ở Hà Giang, Nghệ An. Một số gia đình người Mèo đã đưa cây về trồng làm thuốc với tên Sì to. Về mùa xuân và hạ, thu hái cả cây dùng tươi, về mùa đông đào thân rễ rửa sạch, phơi khô trong râm để dùng.

4. Nghiên cứu nhân giống và phát triển trồng cây Sì to (Valeriana jatamansi Jones) ở Sa Pa - Lào Cai và Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Cây Sì to (Valeriana jatamansi Jones) thuộc họ Nữ lang (Valerianaceae), là loài quí hiếm đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, được người dân địa phương sống ở Sa Pa - Lào Cai sử dụng làm thuốc chữa sốt cao ở trẻ em và một số bệnh ở phụ nữ sau khi sinh. Gần đây, Viện Dược liệu đã thực hiện một số nghiên cứu về sinh học và hoá học đối với loài cây này.

Xem chi tiết tại đây