Cây dược liệu cây Ràng ràng, Muồng nước, Cây chi chi - Adenanthera pavonina L. var. microsperna (Teijsm et Binn) I. Nielsen

Theo y học cổ truyền, dược liệu Ràng ràng Vị chát, nhạt, hơi hàn, có ít độc, có tác dụng làm nôn, tả hạ, thu liễm, cầm máu. Ở Campuchia, người ta dùng vỏ tươi hay khô hãm uống trị lỵ có tác dụng hơn cả Chiêu liêu gân đen (Preasphneou).

1. Hình ảnh cây Ràng ràng

2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Ràng ràng

Ràng ràng, Muồng nước, Cây chi chi - Adenanthera pavonina L. var. microsperna (Teijsm et Binn) I. Nielsen, thuộc họ Ðậu - Fabaceae.

Mô tả: Cây gỗ hay cây nhỡ cao 2-4m, nhánh non có cuống đỏ. Lá dài 15-20cm, các cuống bậc nhất mang 17-19 lá chét tròn dài. Bông hoa dài 7-10cm có lông; hoa hồng, thơm cao 3-4mm. Quả xoắn thành vòng tròn, rộng 1cm, hạt tròn hay hơi bầu dục, đỏ, đường kính 7,5cm. Thứ này rất giống với Trạch quạch. Khác ở chỗ có lá chét to hơn, hoa nhỏ hơn, quả xoắn trước khi mở, hạt nhỏ hơn, lớp trong của vỏ màu đỏ nâu.

Hoa tháng 9-12.

Bộ phận dùng: Hạt, rễ, lá và vỏ - SemenRadix, Folium et Cortex Adenantherae Pavoninae.

Nơi sống và thu hái: Loài của Mianma, Nam Trung Quốc, của Campuchia, Lào, Việt Nam và bán đảo Malaixia. Thường gặp trong rừng thường xanh, trong rừng hỗn giao rụng lá, ở bìa rừng và trong những chỗ trống tới độ cao 400m khắp nước ta từ Bắc Thái đến Côn Ðảo.

Thành phần hoá học: Có tanin.

Tính vị, tác dụng: Vị chát, nhạt, hơi hàn, có ít độc, có tác dụng làm nôn, tả hạ, thu liễm, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Campuchia, người ta dùng vỏ tươi hay khô hãm uống trị lỵ có tác dụng hơn cả Chiêu liêu gân đen (Preasphneou).

Ở Trung Quốc, người ta dùng hạt, rễ, lá trị ngoại thương xuất huyết, đầu mật du phong.