Cây dược liệu cây Gạo - Bombax ceiba L

Theo Đông y Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn. Rễ đắng, mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng gây nôn và giảm đau.

1. Cây Gạo - Bombax ceiba L. (B. malabaricum DC.), thuộc họ Gạo - Bombacaceae.

Cây gạo (Tên khoa học: Bombax ceiba), tương tự như các loài cây khác trong chi Bombax, còn có tên gọi khác là mộc miên hay hồng miên. Trong một số hệ thống phân loại cũ, người ta đưa nó vào họ Gạo (Bombacaceae).

Thông tin văn hoa: Hoa của loài cây này là hoa biểu trưng cho Quảng Châu, Cao Hùng (Đài Loan), Nam Định (Việt Nam).

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Gạo

Mô tả: Cây to, cao đến 15m. Thân có gai và có bạnh vè ở gốc. Lá kép chân vịt, mọc so le. Hoa màu đỏ mọc thành chùm, nở trước khi cây ra lá. Quả nang to. Hạt có nhiều lông như sợi bông trắng dài.

Ra hoa tháng 3, có quả tháng 5.

Bộ phận dùng: Hoa, rễ, vỏ, nhựa - Flos, Radix, Cortex et Resina Bombacis.

Nơi sống và thu hái: Loài của vùng Ấn Độ, Malaixia, mọc hoang và cũng được trồng. Thu hái hoa vào mùa xuân; thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô thu hái vỏ vào mùa hè-thu.

Thành phần hoá học: Hoa chứa nhiều acid amin, pectin tanin, đường, nhiều nguyên tố vi lượng. Nhựa chứa acid catechutannic. Hạt chứa 22,3% dầu béo khô với 0,5% stearin. Rễ của cây non có chứa protein 1,2%, chất béo 0,9%, phosphatid (cephaclin) 0,6% semul đỏ 0,5% tanin 0,4% arabinose và galactose 8,2% chất có pectin 6,9% và tro 71,2%. Chất nhầy trong vỏ biểu hiện của một ester salicophosphoric của manogalactan.

Tính vị, tác dụng: Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn. Rễ đắng, mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng gây nôn và giảm đau. Nhựa kích d.ục, làm nhầy, cầm máu, làm săn da, bổ và gây khát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ. Cũng dùng như trà uống vào mùa hè. Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược hoặc do các nguyên nhân khác (rong kinh, đa kinh, chảy máu dạ dày - tá tràng, mất máu sau mổ vết thương, sỏi thận mà tuỷ xương bình thường) và do cả trường hợp suy tuỷ. 

Vỏ dùng trị thấp khớp, đụng giập gãy xương, bọc máu. Cũng dùng cầm máu trong các chứng băng huyết, (phối hợp với rễ non và hạt cây tươi). 

Rễ dùng chữa đau thượng vị, viêm hạch bạch huyết dạng lao và làm thuốc lợi tiểu. Gôm của cây Gạo cho vào nước chữa bệnh lậu. 

Nhựa dùng chữa lỵ ỉa chảy và rong kinh. Ðĩa mật trong hoa dùng lợi tiểu và tẩy. 

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ làm thuốc kích d.ục cho trường hợp bất lực và dùng hoa, quả trị rắn cắn.

Liều dùng: Hoa 10-15g, vỏ 15-30g, rễ 30-50g.

Ðơn thuốc:

1. Lỵ: Hoa gạo, Kim ngân, Cỏ sẹo gà, mỗi vị 15g. Ðun sôi lấy nước uống. 2. Ðau vùng thượng vị: Rễ hay vỏ gạo 30g, rễ Hoàng lức 6g. Ðun sôi uống.

3. Bó gãy xương: Vỏ cây tươi giã đắp.

4. Sưng tấy, đơn độc, quai bị, viêm dạ dày. Vỏ Gạo tươi (bỏ lớp ngoài) thái miếng 30-40g sắc uống.

3. Hình ảnh quả cây Gạo đã già

Trong tiếng Việt có thành ngữ liên quan đến cây gạo: "Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề" nhắc đến phép siêu nhiên gắn bó với ba loại cây này trong tâm thức văn hóa Việt.

Các sợi bông của nó cũng được dùng như là vật thay thế cho sợi bông của cây bông.