Cách dùng vị thuốc Cỏ Nhọ Nồi trị gan nhiễm mỡ

Cây thuốc Cỏ Nhọ Nồi là vị thuốc có tác dụng tốt đối với bệnh gan nhiễm mỡ trong giai đoạn bệnh mới xuất hiện. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ tế bào gan và tăng cường chức năng miễn dịch.

Công dụng của cỏ nhọ nồi

Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua; tính mát; lợi vào các kinh can và thận; có tác dụng bổ can thận, lương huyết, chỉ huyết (cầm máu).

Dùng cỏ nhọ nồi chữa âm hư huyết nhiệt, râu tóc bạc sớm, đầu choáng mắt hoa, tai ù, lưng gối mỏi yếu, thổ huyết, nục huyết (máu cam), niệu huyết, băng lậu hạ huyết, ngoại thương xuất huyết...

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ tế bào gan và tăng cường chức năng miễn dịch.

Cỏ mực, cỏ nhọ nồi hay hàn liên thảo (danh pháp khoa học: Eclipta prostrata) là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Cách sử dụng cỏ nhọ nồi ở người bệnh gan nhiễm mỡ

Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30-40g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Gia giảm trong bài thuốc:

  1. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu, thêm: Cát căn (rễ sắn dây) 30g, bồ công anh 15g.
  2. Trường hợp gan nhiễm mỡ kèm theo viêm gan virus, nhất là viêm gan B mạn tính, thêm: Hổ trượng căn (cốt khí củ) 15g.
  3. Trường hợp gan nhiễm mỡ kèm theo đái tháo đường, thêm: Huyền sâm 15g, thương truật 15g.
  4. Béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ, thêm: Đại hoàng 6-10g, hà diệp (lá sen) 15g.
  5. Trường hợp gan nhiễm mỡ kèm theo chức năng tiêu hóa kém (tỳ hư), thêm: Phục linh 12g, bạch truật 20g.

Lưu ý, để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ có hiệu quả và ứng dụng các bài thuốc y học cổ truyền được an toàn người bệnh nên đến cơ sở Đông y tin cậy được cấp phép và chứng nhận đầy đủ để được các thầy thuốc bắt bệnh kê đơn và theo dõi điều trị.

Gan nhiễm mỡ do bất kỳ nguyên nhân nào, cũng đều có ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động sinh mệnh, làm giảm tuổi thọ.

Gan nhiễm mỡ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Khi bị gan nhiễm mỡ, tế bào gan bị xơ hóa dần dần, dẫn đến xơ gan. Có người lo ngại, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến ung thư gan. Thực ra, giữa gan nhiễm mỡ và ung thư gan không có mối liên quan trực tiếp. Thế nhưng, nếu như người bị gan nhiễm mỡ lại đồng thời mắc bệnh viêm gan siêu vi trùng, hoặc là vẫn tiếp tục uống rượu vô độ, thì gan có thể bị xơ hóa nhanh chóng.

Các nghiên cứu cho thấy, có tới 70% trường hợp xơ gan có thể dẫn đến ung thư gan. Do đó, xơ gan có thể xem như một trạng thái ban đầu của ung thư gan, và cũng là "chiếc cầu nối" nguy hiểm giữa bệnh gan nhiễm mỡ và ung thư gan.

Theo skđs

Thông tin cây thuốc CỎ NHỌ NỒI

Tên khác: 

Cỏ mực, Hạn liên thảo, Lệ trường, Phong trường

Tên khoa học: 

Eclipta prostrata L.; Eclipta alba (L.) Hassk.

Họ: 

Cúc (Asteraceae)

Tên nước ngoài: 

Dyer’s weed, Dye-weed, White eclipta, Éclipte droite (Pháp) [15]

Mô tả:

Dạng sống cỏ đứng, cao 25-90 cm, phân nhánh, màu đỏ nâu hoặc hơi xanh, thân già có nốt sần. Toàn cây phủ lông cứng nằm. Cây có nhựa mủ khi ra không khí có màu đen. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá thuôn dài hình mũi mác, đỉnh nhọn, gốc hẹp, dài 3,5-10 cm, rộng 0,8-2,5 cm, xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới, mép lá có răng cưa cạn đôi khi hơi gợn sóng. Gân lá lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 4-7 cặp gân phụ nối với nhau ở gần mép lá, có lông cứng. Cuống lá rất ngắn, mảnh, ôm sát vào thân. Cụm hoa đầu cô độc ở nách lá đôi khi ở ngọn cành, mỗi nách lá thường có 2 đầu, một trên cuống dài khoảng 1,5 cm, một trên cuống ngắn khoảng 1 cm. Tổng bao lá bắc 8-10, dạng hình trứng thuôn đỉnh nhọn, màu xanh, xếp trên một hàng, dài 5-6 mm, rộng 2-2,5 mm, mặt ngoài và mép lá có lông dài. Đế cụm hoa hình chén, màu xanh, có nhiều vảy hình chỉ, dài 3-4 mm. Đầu có 2 loại hoa, hoa cái hình lưỡi xếp 1 vòng ngoài, hoa lưỡng tính hình ống ở trong. Hoa hình lưỡi màu trắng, đài hoa dính có 4 răng to và một số răng nhỏ, dài 0,2-0,3 mm; tràng hoa dính thành ống dài 1 mm, trên là phiến nguyên hoặc có hai răng đều hoặc không, dài 1-1,2 mm; bầu dưới 1 ô dẹp, đính noãn đáy, vòi nhụy dài khoảng 1,5 mm, phân 2 nhánh đầu nhụy. Hoa hình ống màu trắng; đài hoa giống hoa hình lưỡi; tràng hoa dính thành ống dài 1,5 mm, trên chia 4 thùy hình tam giác dài 0,3 mm có vài gai nhọn ở mặt ngoài; bộ nhị 4, chỉ nhị hình sợi, màu trắng, dài 0,5 mm, đính đáy, ống tràng xen kẽ cánh hoa, bao phấn dài gần 0,5 mm, màu vàng, dính nhau thành ống bao vòi nhụy, 2 ô, hướng trong, có tai, nứt dọc, đính đáy, có phụ bộ là một phiến mỏng hình tam giác, hạt phấn hình cầu gai, màu vàng, đường kính 17,5-22,5 µm; bộ nhụy bầu giống hoa cái, vòi nhụy màu trắng, hình trụ dài 1,5 mm, đầu nhụy chia 2 nhánh rất ngắn, dài 0,3-0,4 mm, có lông. Quả bế dẹp, dài 2,5-3 mm, màu đen có 2 cánh ngắn.

Đặc điểm bột dược liệu: 

Bột màu xanh có lẫn sợi. Lông che chở đa bào, ngoài có cutin dày lởm chởm. Mảnh mô mềm lá tế bào hình đa giác gần tròn, vách mỏng. Mảnh biểu bì lá tế bào vách mỏng ngoằn ngoèo mang lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh cánh hoa tế bào hình chữ nhật, vách hơi uốn lượn. Mảnh đầu nhụy gồm các tế bào thon dài, xếp lợp lên nhau. Hạt phấn hoa hình cầu có gai, đường kính 22,5-25 µm. Sợi tập trung thành cụm hoặc rời từng sợi. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch điểm.

Phân bố, sinh học và sinh thái: 

Nhọ nồi phân bố ở vùng Nam và Đông Nam châu Á. Ở Việt Nam phân bố các tỉnh, cây ưa ẩm, ưa sáng.

Mùa hoa quả: quanh năm.

Bộ phận dùng: 

Toàn cây trên mặt đất (Heroba Ecliptae).

Thành phần hóa học: 

Dẫn chất thiophen, terthienyl aldehyd ecliptal, wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, glucosid khung olean, tinh dầu, chất đắng, alkaloid (Nicotin, Ecliptin).

Tác dụng dược lý - Công dụng: 

Cầm máu, chống viêm nhiễm.

Nhọ nồi dùng làm thuốc bổ máu, cầm máu, ho ra máu, lỵ ra máu, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ ra máu, nôn ra máu, đái ra máu, bị thương chảy máu.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo tài liệu cổ: Vị ngọt, chua, tính lương vào hai kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lỵ. Dùng chữa can thận âm kèm ly và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.

Nhân dân vẫn dùng cây nhọ nồi giã vắt nước uống để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho, hen, họ lao, viêm cổ họng. Ngày dùng 6 đến 12g dưới dạng sắc uống hay làm thành viên mà uống. Những người thợ nề dùng cỏ nhọ nồi để xoa tay chữa bệnh bỏng rát do với. Có người dùng chữa bệnh nấm ở ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc huống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc, bôi lên những chỗ trổ ở da thịt để có màu tím đen.