Cây dược liệu cây Thanh giang đằng, Dây gối Ấn Độ, Dây gối quả nâu - Celastrus hindsii Bonth. et Hook

Theo Y Học Cổ Truyền, cây thanh giang đằng có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth. et Hook., thuộc họ Dây gối Celastraceae, ở một số nơi cũng được gọi là cây Xạ đe, được dùng để điều trị viêm gan, xơ gan, kinh nguyệt không đều và bệnh lậu.

1. Cây Thanh giang đằng, Dây gối Ấn Độ, Dây gối quả nâu - Celastrus hindsii Bonth. et Hook., thuộc họ Dây gối - Celastraceae.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Thanh giang đằng

Mô tả: Cây bụi leo thường xanh; nhánh non tròn tròn, không lông. Lá mọc so le, phiến bầu dục xoan ngược, dài 7-12cm, rộng 3-5cm, dai, gân phụ 7 cặp, mép có răng thấp; cuống 5-7mm. Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5-10cm; cuống hoa 2-4mm, hoa mẫu 5, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nở thành 3 mảnh; hạt có áo hạt màu hồng.

Hoa tháng 3-5, quả tháng 8-12.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ cây - Radix et Cortex Celastri Hindsii.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Mianma, Ấn Độ. Xri Lanca, Thái Lan và Inđônêxia, thường gặp trong rừng ở độ cao 1000-1500m. Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Quảng Ninh, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua Thừa Thiên - Huế tới Gia Lai.

Tính vị, tác dụng: Có tác dụng thông kinh, lợi niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan, bệnh lậu.

3. Hình ảnh nhận biết cây Thanh giang đằng (Nhầm lẫn thành cây xạ đen)