Cây dược liệu cây Cúc dại, Chân cua - Calotis anamitica (O. Ktze) Merr

Theo y học cổ truyền, Cúc dại Rễ cây có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, chống ho. Dân gian dùng rễ sắc uống hoặc tán bột uống trị sốt, ho, kinh nguyệt nhiều...

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cúc dại

Cúc dại, Chân cua - Calotis anamitica (O. Ktze) Merr., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo sống hằng năm; thân mọc sà ở đất, có lông mềm. Lá có phiến hình muỗng hẹp, dài 0,5-1cm, rộng 1-2mm, mép có ít răng ở đầu, màu mốc mốc, không lông. Hoa đầu trên cuống dài ở ngọn các nhánh; lá bắc 2-3 hàng; đế hoa không có vẩy giữa hoa; hoa hình môi trắng; hoa hình ống ở giữa. Quả bế tròn, có cánh như phao, thường có lông.

Mùa hoa quả tháng 7-11.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Calotidis.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở đất khô ven biển miền Trung của nước ta, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà. Còn phân bố ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Tính vị, tác dụng: Rễ cây có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, chống ho.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng rễ sắc uống hoặc tán bột uống trị sốt, ho, kinh nguyệt nhiều.