Cây dược liệu cây Nấm mực - Coprinus atramentarius (Bull..) Fr

Theo đông y, dược liệu Nấm mực Vị ngọt, tính hàn, có độc; có tác dụng ích trường vị, lý khí hoá đàm, giải độc tiêu thũng. Nấm có mùi vị yếu hoặc không có. Nấm còn non ăn được. Nhưng khi ăn nấm và uống với rượu thì lại gây độc 48 giờ sau bữa ăn, biểu hiện với da mặt bị sung huyết và tay chân bị giá lạnh.

Hình ảnh cây Nấm mực

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Nấm mực

Nấm mực - Coprinus atramentarius (Bull..) Fr.., thuộc họ Nấm mực - Coprinaceae.

Mô tả: Nấm đầu tiên dạng trứng nhụt đầu, sau vươn lên hình nón; mũ nấm lúc đầu hình trái xoan, sau hẹp lại dạng chuông; có chóp màu xám vàng, lấp lánh, có bột màu đất son nhưng sớm biến mất. Mép cong lên như mái chùa. Phiến nấm đầu tiên màu trắng, sau chuyển sang nâu nhạt, cuối cùng màu đen và tan ra thành nước như mực đen. Cuống nấm màu trắng, phân ra hai miền do có một vòng dễ rụng, rỗng ở giữa, màu trắng rồi xám.

Bộ phận dùng: Thể quả - Coprinus.

Nơi sống và thu hái: Nấm mọc thành đám nhiều cá thể sít nhau trên đất nhiều mùn hay trên rơm rạ mục; trên đất quanh nhà vào tháng 4-6, ở các tỉnh Vĩnh Phú, Nam Hà, Hà Nội, Hải Hưng.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính hàn, có độc; có tác dụng ích trường vị, lý khí hoá đàm, giải độc tiêu thũng.

Công dụng: Nấm có mùi vị yếu hoặc không có. Nấm còn non ăn được. Nhưng khi ăn nấm và uống với rượu thì lại gây độc 48 giờ sau bữa ăn, biểu hiện với da mặt bị sung huyết và tay chân bị giá lạnh.

Ở Trung Quốc, người ta dùng nấm này trị vô danh thũng độc, sưng đau và mụn nhọt lở ngứa.