Thành phần dinh dưỡng của đậu xanh có trong 100g:
- Năng lượng: 131 kJ (31 kcal)
- Cacbohydrat: 6.97 g
- Chất xơ: 2.7 g
- Chất béo: 0.22 g
- Chất đạm: 1.83 g
- Vitamin A: 35 mcg
- Thiamine: 0.082 mg
- Riboflavinl: 0.104 mg
- Niacin: 0.734 mg
- Pantothenic acid: 0.225 mg
- Vitamin B6: 0.141 mg
- Axit Folic: 33 mcg
- Vitamin C: 12.2 mg
- Vitamin K: 14.4 mcg
- Canxi: 37 mg
- Sắt: 1.03 mg
- Magiê: 25 mg
- Mangan: 0.216 mg
- Phốt pho: 38 mg
- Kali: 211 mg
- Kẽm: 0.24 mg
- Fluorua: 19 mcg
Qua việc sử dụng phổ biến đậu xanh trong đời sống hàng ngày, cụ thể là những món ăn kết hợp những thành tựu của nghiên cứu khoa học đã chứng minh thành phần dinh dưỡng của đậu xanh có nhiều ích lợi với người sử dụng. Vậy bạn đã biết những công dụng kỳ diệu mà loại thực hạt này mang lại hay chưa?
12 tác dụng của đậu xanh bạn đã biết hết chưa?
1. Ngăn ngừa các bệnh về tim
Đậu xanh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim do hàm lượng flavonoid khá cao. Flavonoid là chất chống oxy hóa polyphenolic thường được tìm thấy trong trái cây và rau quả. Chúng có khả năng chống oxy hóa kèm theo đặc tính chống viêm nhất định. Qua quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học cho biết đậu xanh giúp chống huyết khối, ngăn ngừa cục máu đông trong động mạch và tĩnh mạch.
2. Phòng chống ung thư đại tràng
Bạn có biết đậu xanh chứa nhiều lipid, glucid, protid có lợi cho việc chống oxy hóa. Phần nhân hạt màu vàng chứa chất coumestrol – một loại polyphenol có tác dụng chống các gốc tự do gấp 50 lần vitamin E và 20 lần vitamin C.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy sử dụng đậu xanh hay các chế phẩm đều có lợi cho việc ngăn ngừa polyp tiền ung thư thường dẫn đến ung thư ruột.
3. Nâng cao khả năng tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao của đậu xanh tác động tích cực đến hệ tiêu hóa của bạn. Nhiều loại chất xơ có thể làm tăng quá trình tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột, giảm căng thẳng trên đường ruột. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan tích cực giữa việc tăng lượng chất xơ giúp giảm vấn đề khó tiêu thức ăn.
4. Kiểm soát đường huyết, biến chứng của bệnh tiểu đường
Đậu xanh sở hữu nguồn flavonoid và carotenoids khá dồi dào. Flavonoid chứa các chất chống oxy hóa cơ bản như quercetin và kaempferol. Trong khi đó catechin đã được chứng minh làm giảm mức độ nghiêm trọng trong các trường hợp đột quỵ.
5. Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch
Tác dụng chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch trong đậu xanh đã được biết đến từ lâu. Chất chống oxy hóa là các hợp chất có lợi trong cơ thể chúng ta tìm kiếm các gốc tự do nguy hiểm và loại bỏ chúng khỏi hệ thống của chúng ta trước khi chúng có thể gây bệnh hoặc tổn thương mô.
6. Cải thiện thị lực
Một lượng caroten được tìm thấy trong đậu xanh có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng - nguyên nhân gây giảm thị lực và chức năng mắt. Lutein và zeaxanthin được tập trung tại điểm vàng trên mắt đóng vai trò chính trong việc ngăn chặn mọi áp lực đối với hoạt động bên trong của mắt.
7. Giúp xương chắc khỏe hơn
Bạn có biết đậu xanh là một nguồn cung cấp vitamin K phong phú. Ngoài ra một khoáng chất khác là canxi được tìm thấy trong đậu xanh cũng không thể thiếu trong việc ngăn ngừa thoái hóa xương và loãng xương.
Silicon không phải là khoáng chất phổ biến và hàm lượng không nhiều. Tuy nhiên, đậu xanh là một nguồn silicon tuyệt vời, giúp tái tạo xương và sức khỏe xương nói chung.
8. Nâng cao chất lượng hoạt động đường tiêu hóa
Bạn có biết tác dụng của đậu xanh trong 110 g, cơ thể có thể hấp thu được 15% lượng chất xơ hỗ trợ việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Đậu xanh thuộc nhóm thực phẩm mang lại nguồn chất xơ tốt cho sức khỏe. Bằng cách bảo đảm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, chúng ta có thể giảm bớt các vấn đề tiêu hóa như táo bón, trĩ, loét dạ dày và bệnh trào ngược axit.
9. Tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai
Tác dụng của đậu xanh giúp cung cấp đầy đủ axit folic cho phụ nữ mang thai
Nguồn axit folic dồi dào đóng vai trò chính trong việc phát triển tế bào thai nhi theo các giai đoạn tuổi. Nồng độ axit folic trong cơ thể phụ nữ đảm bảo sự phát triển bình thường của thai trong tử cung, đặc biệt trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
10. Phòng chống, hỗ trị điều trị bệnh gout
Hàm lượng chất xơ có trong đậu xanh tham gia tích cực vào việc chuyển hóa protein nên giảm hình thành, tích tụ axit uric - nguyên nhân gây nên bệnh gout.
Tính kháng viêm của loại thực vật này với hoạt chất flavonoid làm ức chế sự phát triển của thoái hóa khớp, giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, đau khớp do căn bệnh gout gây ra.
11. Giúp thanh nhiệt, giải độc
Thành phần chính là protit, tinh bột, chất béo và chất xơ, nó chứa Vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic và các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na... tác dụng giải độc, hạ sưng phù, điều hòa tạng phủ, trị ung nhọt, vừa bổ vừa mát. Đông y từ lâu đã xem đậu xanh như một nguyên liệu, phương thuốc trong việc làm mát cơ thể.
12. Giảm lo âu, căng thẳng, chống trầm cảm
Thành phần của đậu xanh có chứa folate và chất chống oxy hóa như carotenoids và flavonoids tham gia tích cực vào quá trình giảm căng thẳng, stress và trầm cảm cho con người. Tác dụng của đậu xanh với sức khỏe tâm thần đã được khẳng định.
Một số món ngon từ đậu xanh
1. Chè đậu xanh hạt sen thanh mát ngày hè
Trong số nhiều món chè khác nhau, thích hợp dùng trong những ngày hè nóng nực, chè đậu xanh hạt sen được nhiều người yêu thích, nhiều phụ nữ nội trợ thực hiện cho người thân, gia đình. Nguyên liệu cực đơn giản, bạn chỉ cần đậu xanh 200 g, hạt sen tươi 100 g, đường phèn. Đậu xanh đem ngâm nước lạnh cho mềm hơn (khoảng 2,3 tiếng), cho vào nồi ninh mềm, sau đó bỏ hạt sen rửa sạch vào cùng, cho thêm đường đủ độ ăn. Tác dụng của đậu xanh trong món chè đậu xanh hạt sen không những thơm ngon, bùi ngậy khi thưởng thức mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, thanh nhiệt, dưỡng tâm, chống lo âu căng thẳng.
2. Cháo vịt đậu xanh thơm ngon bổ dưỡng
Một món ăn đậu xanh khác nữa được nhiều người ái mộ là cháo vịt đậu xanh. Món ăn cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào từ vịt và đậu xanh cùng quyện hòa. Món cháo thích hợp cho những người mới ốm dậy, cơ thể mệt mỏi, khó nhai, có tác dụng giải cảm sốt rất tốt. Nguyên liệu chính bạn cần là vịt làm sạch (khoảng 1,5 kg), đậu xanh 200g, gạo tẻ, hành tím, hành lá, các gia vị khác…
3. Bánh khảo nhân đậu xanh lạ miệng hấp dẫn
Cảm nhận vị thơm ngon, mềm rụm từ bánh khảo nhân đậu xanh cho thêm phong phú khẩu vị ngày cuối tuần. Bạn cần trải qua 3 bước là nấu nước đường, làm nhân bánh và làm bánh để hoàn thiện món ăn này. Ngoài ra hai công đoạn tách biệt là làm vỏ bánh và làm nhân bánh cần được thực hiện tỉ mỉ, chỉn chu hơn.
Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng đậu xanh
Đậu xanh là một trong những thực phẩm có rất ít yếu tố nguy cơ, nhưng bạn vẫn phải cảnh giác khi nó vẫn có những tác dụng phụ. Sử dụng trong những trường hợp đặc biệt cần có sự tham khảo của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để dùng hợp lý về liều lượng, đúng trong cách thực hiện.
- Tiêu chảy: Những người được cho là máu lạnh thường bị đau nhức chân tay, có biểu hiện lạnh buốt nếu dùng đậu xanh rất dễ khiến cơ thể rối loạn tiêu hóa.
- Dị ứng: Nếu dùng hoặc dùng với liều lượng quá cao có thể gây nổi mẩn ngứa, phát ban, mề đay.
- Ảnh hưởng chức năng tiêu hóa: Lectin là một loại protein liên kết với carbohydrate có mặt trong đậu xanh. Với một số người chúng có thể gây ra vấn đề trong hệ thống tiêu hóa như làm đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu…
Đậu xanh là loại thực vật được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, là món ăn thân thuộc với nhiều gia đình. Những lợi ích, tác dụng của đậu xanh được công nhận với sức khỏe con người. Sử dụng một cách hợp lý sẽ khiến thể trạng chúng ta tốt hơn nhưng cần chú ý với những trường hợp đặc biệt.
Tìm hiểu các thông tin chi tiết về cây đậu xanh tại: Cây dược liệu cây Đậu xanh, Đậu chè, Dâu tằm - Vigna radiata (L.) Wilczek var. radiata (Phaseolus radiatus L.)