Ngày nay, nhà cửa ngày càng xây cao, giá cả cũng cao hơn xưa, nhưng dù vậy nó vẫn thu hút nhiều thế hệ thanh niên tranh nhau giành giật. Tuy nhiên, đối với những người có nhà của tổ tiên để lại thì những ngôi nhà cao tầng ở các thành phố lớn không mấy hấp dẫn.
Trong một khu rừng núi ở Hàm Ninh, Hồ Bắc, có một ông lão tên là Dương, tổ tiên của ông đã sống ở đây qua nhiều thế hệ, không chỉ tránh xa sự hối hả và nhộn nhịp của thành phố, mà còn có vài điều kỳ thú. Theo lời kể của lão Dương, tổ tiên của ông là một quan chức của nhà Minh đã chạy trốn đến đây và xây dựng một ngôi nhà lớn như vậy để an cư lạc nghiệp. Điều kỳ lạ là tổ tiên khi quy y (lên núi ở ẩn) có mang theo rất nhiều vàng bạc châu báu nhưng sau khi cất nhà thì tiền bạc biến mất. Kết quả là cả nhà phải làm ruộng, nếu không sẽ chết đói.
Để giữ gìn di sản của tổ tiên , lão Dương đã từ chối lòng tốt của con cháu để chuyển lên thành phố mà sinh sống tại đây
Sau khi tổ tiên qua đời, dòng họ lão Dương đã được truyền từ đời này sang đời khác và ngôi nhà cổ này đã trở thành tài sản duy nhất của họ. Bây giờ, ngôi nhà của tổ tiên đã được truyền lại cho lão Dương. Để giữ gìn di sản của tổ tiên , cụ đã từ chối lòng tốt của con cháu để chuyển lên thành phố mà sinh sống tại đây. Vào một ngày năm 2015, một người đam mê đồ cổ lên núi chơi đã phát hiện ra nhà ngôi nhà này liền hỏi lão Dương xem có thứ gì do tổ tiên để lại hay không. Khi thấy lão Dương chỉ tay về phía ngôi nhà, đôi mắt anh ta dần sáng lên.
Hóa ra vật liệu xây dựng ngôi nhà tổ tiên này là loại gỗ cây nanmu (sụ nam mộc) giá trị nhất, quý như vàng chỉ được sử dụng cho hoàng gia. Trong lịch sử Trung Quốc, sụ nam mộc, long não, đinh tán và bằng lăng là bốn loại cây nổi tiếng, và sụ nam mộc đứng hàng đầu. Cây Nanmu có thể sinh trưởng cao tới 40 mét, gỗ của nó rất đặc và có khả năng kháng sâu mọt, muỗi, côn trùng.
Theo ghi chép của "Bảo tàng" có ba loại sụ nam mộc quý: "Một là phoebe (gỗ trinh nam), có màu tím, mùi thơm và kết cấu tương đối mịn. Loại thứ 2 được sử dụng chủ yếu để làm đồ nội thất. Và thứ ba là Jinsinan (gỗ nanmu lụa vàng) gần như tuyệt chủng, đây là loại sụ nam mộc giá trị nhất. Vàng là biểu tượng của hoàng đế, vì vậy Jinsinan cũng được sử dụng cho hoàng gia. Hơn nữa, hoa văn phong cảnh thiên nhiên thường xuất hiện trên những đường nét của nanmu lụa vàng, điều này trùng hợp với quan niệm "mệnh trời ".
Tổ tiên của lão Dương là một người nhìn xa trông rộng, để bảo vệ gia đình mình, ông không chỉ tiêu hết của cải mà còn xây dựng một dinh thự bằng gỗ Nanmu lụa vàng khổng lồ.
Tổ tiên của lão Dương là một người nhìn xa trông rộng, để bảo vệ gia đình mình, ông không chỉ tiêu hết của cải mà còn xây dựng một dinh thự bằng gỗ Nanmu lụa vàng khổng lồ. Có như vậy gia đình mới có thể sống tự lập không tốn kém tiền bạc, có gia sản ổn định.Với đặc tính "đuổi muỗi, đuổi côn trùng" của nanmu lụa vàng không có gì ngạc nhiên khi nó được lưu truyền đến nay. Tuy nhiên, tổ tiên của lão Dương đã không nói cho ai biết về điều này, một là để tránh gặp rắc rối cho người trên, hai là để kiềm chế lòng tham của các thế hệ sau.
Vật liệu xây dựng ngôi nhà tổ tiên này là loại gỗ cây nanmu (sụ nam mộc) giá trị nhất, quý như vàng chỉ được sử dụng cho hoàng gia.
Ngay sau đó, tin tức về ngôi nhà của tổ tiên được làm toàn bộ bằng nanmu lụa vàng "lan nhanh như cháy rừng", và ngay lập tức các cơ quan chức năng liên quan liền cử chuyên gia đến tìm hiểu thực hư. Theo quan sát của các chuyên gia, cả ngôi nhà được dựng lên từ 60 miếng gỗ nanmu lụa vàng dài hai mét, tổng trọng lượng khoảng 200 tấn, nếu tính theo giá 1,5 triệu nhân dân tệ một tấn thì ngôi nhà trị giá ít nhất 300 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 2 nghìn tỷ đồng).
Tổ tiên của lão Dương đã không nói cho ai biết về bí ẩn của ngôi nhà, một là để tránh gặp rắc rối cho người trên, hai là để kiềm chế lòng tham của các thế hệ sau.
Cả ngôi nhà được dựng lên từ 60 miếng gỗ nanmu lụa vàng dài hai mét, tổng trọng lượng khoảng 200 tấn, nếu tính theo giá 1,5 triệu nhân dân tệ một tấn thì ngôi nhà trị giá ít nhất 300 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 2 nghìn tỷ đồng).
Đúng lúc ấy, con cháu lão Dương gặp nạn trên thành phố, lòng ông như lửa đốt. Cuối cùng, lão Dương quyết định bán ngôi nhà của tổ tiên cho một công ty du lịch với giá 2 triệu tệ (khoảng 7 tỷ đồng), thấp hơn gấp hàng trăm lần so với giá ước tính.
Lão Dương sau đó liền bị đả kích, có người nói là dại vì bán rẻ, có người nói là tham lam vì không trao tặng cho đất nước. Tuy nhiên, lão Dương rất đau khổ, sở dĩ ông không giao là vì căn nhà là di vật của tổ tiên , hơn nữa ông Dương cũng cần tiền để chuyển đến thành phố lớn, nơi có con cháu nếu không cả nhà thành vô gia cư. Ngoài ra, công ty du lịch này sẽ bảo vệ rất tốt ngôi nhà của tổ tiên , đây là một trong những lý do khiến ông "bán rẻ". Dù thế nào, căn nhà gỗ nanmu lụa vàng thuộc về lão Dương, ông có thể quyết định ra đi hay ở lại, không ai có quyền bảo phải làm gì.
Xem thêm: Bí mật chưa thể giải về Cây hoàng đàn rủ, gỗ Ngọc am, lũa ngọc am, tinh dầu ngọc am
Căn nhà là di vật của tổ tiên lão Dương