Chỉ nghĩ đơn giản thôi, chỉ nghĩ là ráng học để sau này phụng sự xã hội, không ngờ cái ý nghĩ đó tạo thành cái phước rất lớn. Thế là từ từ cậu bé học giỏi lên, nhưng cậu ấy lại chẳng biết tại sao?
Vì sao cùng là học sinh trong một lớp nhưng lại có người học giỏi và người học dở. Và ta giải thích không ra nguyên nhân. Có người giải thích “do cậu này là con của hiệu trưởng, nào giờ học rất là giỏi, bỗng nhiên lên tới năm nay nó đuối, học không nổi nữa. Thế là xuống từ từ. Hay có người cho rằng “chắc là tại nó ỷ nó là con của ông hiệu trưởng cho nên nó mới chây lười”.
Nhưng sự thật là cậu ta không hề chây lười, sự thật là cậu vẫn cố gắng nhưng học không nổi. Vậy có những nguyên nhân bí mật đằng sau. Đó chính là luật luân quả. Nhưng chỉ có cặp mắt của các vị Thánh nhìn vô tới cái tâm của cậu học trò này mới thấy rằng trong tâm của cậu lúc nào cũng đặt mục tiêu là cậu phải giỏi hơn mọi người, và cậu xem cái việc đứng đầu lớp, giỏi hơn mọi người là cái vinh quang, là sự nghiệp, là mục tiêu của cuộc sống.
Chính vì vậy cái quả báo lật ngược lại, cậu bắt đầu học dở và tụt dốc dần. Còn người học sinh mà tự nhiên giỏi lên là nguyên nhân gì. Vì người học sinh này không nghĩ là mình phải đứng đầu lớp, chỉ nghĩ một điều đơn giản là “Thôi mình ráng học, để thứ nhất mình có nghề làm ăn để nuôi ba mẹ và thứ hai để có khả năng để mà đóng góp phụng sự, xây dựng xã hội”.
Chỉ nghĩ đơn giản thôi, chỉ nghĩ là ráng học để sau này phụng sự xã hội, không ngờ cái ý nghĩ đó tạo thành cái phước rất lớn. Thế là từ từ cậu bé học giỏi lên, nhưng cậu ấy lại chẳng biết tại sao? Mà trong tâm cậu ta cũng không muốn không hề muốn hơn ai, mà nó chỉ nghĩ trong đầu là “thôi ráng học, để sau này nó phụng sự xã hội”. Chính cái tâm đó là cái tâm vị tha, nhân ái, khiến tự nhiên phước cứ bồi dưỡng vào trong lòng cậu ta cái cậu tự nhiên giỏi lên từ từ, từ từ. Đặc biệt như vậy, nên cái nhân quả nằm ở trong tâm nó, mình không thấy, không đọc ra, rồi mình đi mình lý giải sai lệch như là “tại người này nghèo quá nên họ ráng học nên họ giỏi, người kia tại ba làm hiệu trưởng nên nó ỷ lại và không thèm học”. Lý giải vậy là sai vì tất cả nhưng lý luận đó đều không tới nhân quả.
Những lý luận như vậy trong đạo Phật gọi là tà kiến nghĩa là ta hiểu sai vấn đề. Mà hiểu cong vấn đề là ta mang tội ở chỗ là ta đánh giá vấn đề không tới gốc, không đúng cái nhân quả. Ta nói nhau bài này để ta nhìn mọi chuyện trên đời cho thấu tới nhân quả để đừng bị mang tội vì ta kết luận bậy, đánh giá sai thì chính ta cũng tổn phước luôn.
Tại Sao Người Học Kém Lại Giàu, Người Học Giỏi Lại Nghèo?
Muốn con học giỏi, cha mẹ nên sớm dạy con 10 điều này khi còn ...
TT. Thích Chân Quang (Theo phatgiao.org.vn)