Mỗi người lại có cách sống của riêng mình, có người sung sướng, có người khổ sở. Cổ nhân từng có câu nói “bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra” để răn dạy chúng ta hãy cẩn thận với lời ăn tiếng nói.
Càng ở tuổi trung niên, tuổi xế chiều chúng ta càng cần chú ý tới cách ăn nói, biết những câu chuyện nào nên chia sẻ, điều gì nên giữ kín trong lòng. Nắm được điều này, cuộc sống của bạn mới có được sự yên bình, an nhàn.
Dưới đây chính là điều người ở tuổi trung niên, đã về hưu không nên chia sẻ với người khác.
1. Nói về khoản tiết kiệm và lương hưu
Nhiều người ở độ tuổi trung niên, xế chiều luôn có cảm giác cô đơn và muốn có người tâm sự, trò chuyện. Tuy nhiên, nhiều người lại có thói quen chia sẻ quá nhiều về bản thân mình, nhất là tình hình tài chính, điều này là không nên.
Trên thực tế, tiền không phải là tất cả nhưng con người ta không thể sống mà thiếu đi đồng tiền. Đặc biệt, ở tuổi trung niên hoặc xế chiều, bạn dần mất đi năng lực lao động và vì thế đồng tiền càng đáng trân trọng hơn.
Chắc chắn không 1 ai muốn “ăn bám” con cái, họ hàng khi họ già yếu. Vì vậy nhiều người thường tiết kiệm 1 khoản đủ để nuôi sống bản thân khi về già. Đồng tiền rất quan trọng, nhất là lúc chúng ta đau ốm, bệnh tật. Vì thế dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng không nên tiết lộ khoản tiết kiệm/lương hưu của mình với người khác.
Khi người khác biết bạn đang có tiền lương hưu, tiền tiết kiệm, nếu có gặp khó khăn họ sẽ ngỏ ý vay bạn. Lúc này nếu không cho vay bạn sẽ thấy khó xử nhưng nếu đồng ý giúp đỡ bạn sẽ là người khó khăn. Thật khó để bạn có thể thu lại số tiền mình đã cho vay nếu như đau ốm đột xuất.
Trên thực tế rất nhiều người đã gặp phải tình trạng mâu thuẫn này nên bạn cần lường trước. Đừng đi vào “vết xe đổ” của nhiều người và nhận lấy thiệt thòi, khó xử.
2. Nói về sự bất mãn với con cái
Giữa bố mẹ và con cái rất hay bất đồng quan điểm. Thế nhưng điều quan trọng là khi bạn về hưu, già đi con cái cũng bước vào tuổi trung niên. Đây là lúc con bạn rất cần sự tôn trọng từ bạn chứ không phải những lời trách móc và soi mói.
Nếu bạn thấy con có điểm gì chưa đúng, hãy ngồi lại và nói chuyện với con 1 cách nghiêm túc và nhẹ nhàng. Tuyệt đối đừng thể hiện sự bất mãn với con cái vì dễ khiến sứt mẻ tình cảm, tạo nên khoảng cách lớn giữa các thành viên gia đình với nhau.
Mối quan hệ gia đình cũng cần vun vén, duy trì mới có thể tốt đẹp, lâu bền. Hãy dành nhiều thời gian cho người thân để thấu hiểu và yêu thương nhau hơn.
3. Nói về 1 người mình không thể quên
Khi có tuổi, chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn và nhu cầu tâm sự cũng tăng lên. Lúc này rất có thể ta sẽ nhớ tới những người mình không thể quên trong đời. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ quá khứ là quá khứ, hiện tại đã diễn ra và không nên nhắc thêm về những người cũ.
Có thể những chia sẻ của bạn sẽ khiến người xung quanh tổn thương và phải suy nghĩ nên tốt nhất hãy giữ điều ấy trong lòng. Sống hết mình với thực tại và hướng tới tương lai là lời khuyên tốt nhất cho bạn.
Theo Toutiao theo TRÍ THỨC TRẺ