CÂY BỌ MẮM Còn có tên là cây thuốc dòi. Tên khoa học Pouzolzia zeylanica Benn. (Pouzolzia indica Gaud.) Thuộc họ Gai Urticaceae.
Cây thuốc dòi (bọ mắm) thường được nhân dân sử dụng để tiêu diệt dòi trong mắm. Ngoài ra dược liệu này còn có tác dụng tiêu viêm, chỉ khái và tiêu đờm nên còn được tận dụng để chữa các chứng ho như ho lâu ngày, ho khan, ho có đờm và ho do lao. Ngoài ra, cây thuốc dòi còn có tác dụng trị đau dạ dày và viêm đường tiết niệu.
Tên gọi khác: Cỏ dòi, Bọ mắm, Đại kích biển, Cây dòi ho.
Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica
Họ: Gai (danh pháp khoa học: Urticaceae)
Mô tả dược liệu thuốc dòi
1. Đặc điểm cây cỏ dòi
Cây thuốc dòi là thực vật thân thảo, nhỏ, cành mềm và thân có lông mịn bao phủ. Lá mọc so le nhưng có một số chỗ mọc đối xứng.
Lá rộng 1.5 – 2.5cm, dài 4 – 9cm, hình mác hẹp. Hai mặt lá đều có lông nhưng mặt dưới có lông nhiều hơn. Hoa mọc thành cụm, không cuống và thường mọc ở kẽ lá. Quả hình trứng hơi nhọn ở 2 đầu.
2. Bộ phận dùng
Lá, thân và rễ cây được sử dụng để làm thuốc.
3. Phân bố
Cây thuốc dòi mọc hoang ở ven rừng, đồng ruộng, ven đường và trong sân vườn tại nhiều địa phương.
4. Thu hái – sơ chế
Có thể thu hái quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 5 – 8 hằng năm bởi đây là lúc cây phát triển mạnh. Thu hái vào thời điểm này đảm bảo dược liệu có dược tính mạnh và phẩm chất tốt.
5. Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và nơi có độ ẩm cao (hơn 80%).
6. Thành phần hóa học
Toàn cây có chứa chất nhầy.
Vị thuốc cây thuốc dòi
1. Tính vị
Vị ngọt hơi nhạt, tính mát.
2. Quy kinh
Chưa có nghiên cứu. Tuy nhiên dân gian lưu truyền cỏ dòi quy vào kinh Phế.
3. Công dụng của cây thuốc dòi
Cây thuốc dòi là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân nhưng chưa được nghiên cứu về phương diện khoa học.
Công dụng của cây thuốc dòi theo Đông Y:
Tác dụng: Tiêu đờm, chỉ khái, tiêu viêm.
Chủ trị: Ho khan, viêm thanh phế quản, ho dai dẳng, ho lâu ngày, ho khan, viêm họng, ho do nhiễm vi khuẩn lao.
Nhân dân Ấn Độ thường sử dụng cây bọ mắm để chữa rắn cắn, bệnh lậu và giang mai.
Nhân dân Malaysia sử dụng lá thuốc dòi để chữa chứng tắc tia sữa ở phụ nữ sau khi sinh.
Ở Việt Nam, nhân dân sử dụng cây thuốc dòi để tiêu diệt dòi trong mắm (vì vậy nên có tên gọi là cây thuốc dòi).
Đặc biệt là trong ngành ẩm thực Việt Nam, cây bọ mắm được dùng để chống giòi. Cây hái về đem cả cây thái nhỏ rồi trộn vào mắm tôm thì mắm không bị giòi bọ[3]. Vì vậy cây mới có tên "bọ mắm" hay "thuốc giòi".
4. Cây thuốc dòi trị bệnh gì?
Hiện nay, nhân dân thường sử dụng cây bọ mắm để chữa các bệnh lý như:
Ho lâu ngày không khỏi do cảm
Lao phổi
Ung thư
Viêm bàng quang, viêm tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm ruột, tiêu chảy
Viêm mủ, viêm vú, sâu quảng và đinh nhọt
Ngoài ra, cây thuốc dòi còn được dùng để trị đau dạ dày
5. Cách dùng – liều lượng
Cây bọ mắm được sử dụng ở dạng sắc, vắt lấy nước uống hoặc dùng ngoài. Mỗi ngày dùng từ 10 – 20g.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc dòi
1. Bài thuốc chữa viêm sưng vú, đinh nhọt và tụ máu do chấn thương
Chuẩn bị: Một nắm lá thuốc dòi.
Thực hiện: Đem giã nát rồi đắp trực tiếp vào nơi sưng đau. Thực hiện cho đến khi tiêu viêm và hết đau nhức.
2. Bài thuốc trị viêm mũi sưng đau
Chuẩn bị: Hoa, lá của cây thuốc dòi 15 – 20g.
Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó đem giã nát và thêm vài hạt muối vào chắt lấy nước. Sử dụng bông thấm dịch thoa vào niêm mạc mũi bị viêm. Thực hiện 3 – 4 lần trong liên tục vài ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.
3. Bài thuốc đau họng và ho do viêm họng, cảm mạo
Bài thuốc 1: Cây thuốc dòi khô 10 – 20g, đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống.
Bài thuốc 2: Dùng hoa/ lá của cây thuốc dòi 20 – 30g, giã nát với vài hạt muối rồi chia nước thành nhiều lần. Ngậm nước cốt rồi nuốt dần có tác dụng giảm đau họng và tiêu đờm. Thực hiện bài thuốc liên tục trong 7 ngày.
4. Bài thuốc trị sâu răng
Chuẩn bị: Lá bọ mắm tươi.
Thực hiện: Rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ bị sâu răng.
5. Bài thuốc trị ho lâu ngày hoặc ho do lao
Chuẩn bị: Cây thuốc dòi khô 40g.
Thực hiện: Sắc kỹ thành dạng cao lỏng, sau đó thêm mật ong vào. Mỗi lần dùng 10 – 15ml, ngày dùng từ 3 – 4 lần.
6. Bài thuốc trị viêm phế quản, đau nhức răng và viêm họng
Chuẩn bị: Lá bọ mắm tươi.
Thực hiện: Rửa sạch, nhai trực tiếp rồi nuốt lấy nước.
7. Bài thuốc trị tiểu buốt, tắc tia sữa
Chuẩn bị: Cây bọ mắm 30 – 40g.
Thực hiện: Sắc uống hằng ngày, nếu bị nặng có thể kết hợp với các loại thảo dược khác.
8. Bài thuốc từ thuốc dòi trị lao phổi
Chuẩn bị: Cây long thảo dơi và thuốc dòi.
Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
9. Bài thuốc từ thuốc dòi trị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp
Chuẩn bị: Lá bọ mắm tươi 100g.
Thực hiện: Rửa sạch, xay nhuyễn rồi thêm vào 250ml nước. Vắt lấy nước uống, dùng mỗi ngày 1 lần.
Những điều cần lưu ý khi dùng cây bọ mắm
Tránh sử dụng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây động thai và sảy thai.
Thông tin về cây thuốc dòi (bọ mắm) trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có thắc mắc về vị thuốc này, vui lòng trao đổi với thầy thuốc để được tư vấn cụ thể.
Cây Bọ Mắm (Cây Thuốc Dòi) – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi
Còn có tên là cây thuốc dòi.
Tên khoa học Pouzolzia zeylanica Benn. (Pouzolzia indica Gaud.)
Thuộc họ Gai Urticaceae.
Mô tả cây
Loại cỏ có cành mềm, thân có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới, lá dài 4-9cm, rộng 1,5-2,5cm. Có 3 gân xuất phát từ cuống. Cuống dài 5mm có lông trắng. Cụm hoa đơn tính mọc thành xim co, ở kẽ lá có các hoa không cuống. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lồng.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bọ mắm mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam chưa ai trồng. Người ta hái toàn cây về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Mùa hái vào các tháng 4-6.
Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
Công dụng và liều dùng
1. Nhân dân dùng cây sắc hay nấu thành cao chữa bệnh ho lâu năm, ho lao, viêm họng. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc cao.
2. Có nơi người ta dùng làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa.
3. Nhân dân thường dùng cây này giã cho vào mắm tôm để không có dòi bọ.
4. Có nơi dùng lá giã nát nhét vào răng sâu chữa sâu răng.
Cây Bò mắm có tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L) Benn. (Pouzolzia indica Gaud). Thuộc họ Gai (Urticaceae). Tên nhân dân thường gọi là cây Thuốc dòi.
Mau cây thuốc vị thuốc ở đâu: Cây Thuốc Dòi (Cây bọ mắm) Loại Tím sấy khô giúp Thanh Nhiệt, Trừ Ho, Giảm Đau Họng - Hàng công ty Thảo Dược Việt
Mua hàng tại shopee để nhận ưu đãi lớn nhất: https://shope.ee/2ApkkCIsJc
? PHÂN PHỐI BỞI: Thảo dược Việt
? XUẤT XỨ: Việt Nam.
? ĐẶC TRƯNG SẢN PHẨM: Sạch, nguyên chất
? CÁCH DÙNG: Nấu nước sâm, nước mát...
? BẢO HÀNH: ĐỔI TRẢ NẾU LỖI HOÀN TOÀN DO SHOP (CÓ HÌNH ẢNH + VIDEO KHUI HÀNG)
✈️ GIAO HÀNG TOÀN QUỐC------------
? Cây bọ dòi còn gọi là cây bọ mắm, bơ nước tương, đại kích biển… có tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L) Benn. (Pouzolzia indica Gaud). Họ Gai (Urticaceae).
? Theo Đông y, bọ mắm có vị ngọt nhạt (cam đạm), tính lạnh (hàn). Thường dùng nấu nước mát (nước sâm) thanh nhiệt.
CÁCH SỬ DỤNG CÂY BỌ MẮM (BỌ DÒI)
1. Cách dùng Nấu nước mát Lấy 1 nắm nấu nước mát (nước sâm) cùng với bí đao, râu ngô, mía lau, mã đề, la hán quả, rễ cỏ tranh và thục địa.
2. Hỗ trợ cải thiện ho
Chuẩn bị: Bọ dòi khô 40g.Thực hiện: Sắc kỹ thành dạng cao lỏng, sau đó thêm mật ong vào. Mỗi lần dùng 10 – 15ml, ngày dùng từ 3 – 4 lần.
3. ỗ trợ Viêm họng
Bài 1: Bọ dòi khô 10 – 20g, đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống.
Bài 2: Dùng bọ dòi 20 – 30g, giã nát với vài hạt muối rồi chia nước thành nhiều lần. Ngậm nước cốt rồi nuốt dần. Sử dụng liên tục trong 7 ngày.
LƯU Ý KHI DÙNG CÂY BỌ DÒI - BỌ MẮM TÍM
⚠️ Liều dùng trung bình cho mỗi ngày từ 20g - 30g, sắc nước.
⚠️ Vì có tính mát, nên sử dụng liều lượng vừa phải.
Hoặc mua tại: Cây Bọ Dòi (Bọ Mắm Khô, Cỏ Dòi Tím) 1Kg Nấu Nước Mát Sạch, Thơm | Thảo dược An Quốc Thái
Mua hàng: https://shope.ee/3AiHwFs5Zy
Cây Thuốc Dòi (Cây bọ mắm) Loại Tím sấy khô giúp Thanh Nhiệt, Trừ Ho, Giảm Đau Họng - Hàng công ty Thảo Dược Việt